Châu Phi nằm trên bể nước ngầm khổng lồ
Các nhà khoa học Anh nói rằng lục địa khô châu Phi nằm trên một bể nước ngầm khổng lồ, với trữ lượng lớn hơn 100 lần nước trên bề mặt.
Tuy nhiên, kỹ thuật khoan giếng trên diện rộng có lẽ không phải là cách tốt nhất để khai thác nước, nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học Environmental Research Letters cho biết.
Trên khắp châu Phi, hơn 300 triệu người chưa được tiếp cận với nguồn nước uống an toàn. Nhu cầu nước được dự báo sẽ tăng đáng kể trong các thập kỷ tới do phát triển dân số và canh tác mùa màng.
Những con sông và hồ nước ngọt thường trải qua các trận lũ lụt và hạn hán theo mùa, giới hạn khả năng cung cấp nước cho con người và mùa màng. Hiện mới chỉ 5% đất có thể canh tác được tưới nước.
Giờ đây, lần đầu tiên các nhà khoa học ở Cục địa chất Anh (BGS) và ĐH London có thể thực hiện một phân tích về nước ngầm trên khắp lục địa và vẽ bản đồ chi tiết.
Châu Phi có nhiều nước hơn chúng ta thường nghĩ. (Nguồn: BBC)
Helen Bonsor, nhà khoa học ở BGS, nói rằng các bản đồ nước sẽ mở rộng tầm nhìn của mọi người về tiềm năng nước ở châu Phi.
Do biến đổi khí hậu, Sahara đã trở thành sa mạc từ nhiều thế kỷ trước, nhiều tầng ngậm nước ngầm vẫn được duy trì từ 5.000 năm trước.
Các nhà khoa học kiểm tra và so sánh thông tin từ các bản đồ nước - địa chất và 283 nghiên cứu về tầng ngậm nước. Họ nói rằng các bản đồ mới cho thấy nhiều quốc gia được coi là “hiếm nước” hiện nay lại có trữ lượng nước ngầm đáng kể.
Các nhà khoa học nói rằng lượng nước ngầm đủ cho người dân đối phó với sự đỏng đảnh của biến đổi khí hậu. Thậm chí ở các vùng nửa khô hạn, nơi rất ít có mưa, thì các tầng ngậm nước vẫn có thể cung cấp nước trong 20-70 năm.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng không nên khoan giếng ồ ạt để khai thác nước ngầm, mà cần tính toán để khoan ở vị trí thích hợp, dùng bơm tay để khai thác từ từ.
Vì nhiều tầng ngậm nước không được cung cấp thêm nước do thiếu mưa, nên các nhà khoa học sợ rằng việc khoan giếng trên diện rộng có thể nhanh chóng làm cạn nguồn nước ngầm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
