Châu Phi sử dụng chuột để rà phá bom mìn
Sử dụng chuột để phát hiện bom mìn là phương pháp được áp dụng tại châu Phi, với mục tiêu hạn chế những tác động nguy hiểm đến cuộc sống của người dân.
>>> Phát triển giải pháp nhận biết khu vực có bom mìn dựa vào cây cối
Chuột túi Gambia, loại chuột túi lớn ở châu Phi, được huấn luyện theo dự án Hero Rat do nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Nông nghiệp Sokoine của Tanzania tiến hành, với mục đích để dò và phát hiện bom mìn ở một số quốc gia của lục địa đen.
Một con chuột được huấn luyện dò bom mìn trên cánh đồng châu Phi. (Ảnh: Reuters)
Các chuyên gia sẽ huấn luyện cho chuột kỹ năng đánh hơi và cào đất khi tìm thấy mìn. Nếu phát hiện vị trí nguy hiểm, chúng sẽ được "thưởng" chuối hoặc thức ăn. Trong ngày, một con chuột tìm kiếm ở khu vực có diện tích lớn hơn khoảng 14 lần so với thiết bị thông thường. Với chế độ huấn luyện nghiêm ngặt hơn, "cỗ máy dò mìn" đặc biệt trên có thể thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi từ 200-400m2 mỗi ngày.
Mirror cho hay, vì có trọng lượng khá nhẹ, nên chúng có thể di chuyển qua nhiều nơi có bom mìn mà không gây nổ. Theo nhóm nghiên cứu, loài chuột này sẽ làm bất cứ điều gì có thể giúp chúng có được thức ăn. Đây cũng là loài có thể thực hiện các nhiệm vụ lặp đi lặp lại.
"Tác động kinh tế xã hội của bom mìn và đạn chưa phát nổ là rất lớn. Hầu hết cư dân ở đây đều phụ thuộc vào đất đai để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi động vật, hay thậm chí là cung cấp gỗ", Tekimiti Gilbert, người đứng đầu chương trình hành động của tổ chức phi chính phủ APOPO, đơn vị điều hành dự án, cho hay.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, có 72 quốc gia trên thế giới hiện nay vẫn chịu ảnh hưởng từ bom mìn chưa phát nổ. Tại châu Phi, dự án sẽ được áp dụng ở Mozambique và dọn sạch bom mìn ở quốc gia này trong thời gian tới.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đổi lại.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Mỹ sắp phóng máy bay nhanh gấp 20 lần âm thanh
Trang Space.com cho hay, Cơ quan Dự án Nghiên cứu cấp cao Quốc phòng Mỹ (tức DARPA) đã lên kế hoạch phát triển và bay thử loại máy bay siêu âm có tên X-Plane tốc độ Mach 20 trong năm 2016.

Robot cứu hộ hình người của NASA
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) mới giới thiệu một loại robot mới, có khả năng đứng bằng hai chân như người và được sử dụng để hỗ trợ cho các công việc cứu hộ.

Kenguru – chiếc xe sinh ra cho người khuyết tật, chỉ có một cửa duy nhất nhưng cực tiện cho người đi xe lăn
Hãng Community Cars ở bang Texas (Mỹ) đã sáng chế ra một loại ô tô điện mang tên Kenguru, dành cho người khuyết tật phải ngồi xe lăn.

Với Wysips, pin thiết bị di động không bao giờ cạn
Chúng ta đã có công nghệ cho phép định vị điện thoại khi hết pin hoặc gửi tin nhắn ngay cả khi pin cạn nguồn, nhưng bạn nghĩ sao nếu trong tương lai có thể sở hữu một chiếc điện thoại không bao giờ hết pin?
