Chấy cổ đại mắc kẹt trong hổ phách 100 triệu năm
Các nhà khoa học phát hiện loài côn trùng nhỏ rất giống chấy ngày nay mắc kẹt trong khối hổ phách cùng với chiếc lông khủng long không nguyên vẹn.
Phát hiện công bố hôm 10/12 trên tạp chí Nature Communications cung cấp bằng chứng sớm nhất về côn trùng sống nhờ lông khủng long. 10 xác côn trùng giống chấy bám vào hai chiếc lông khủng long trong khối hổ phách niên đại 100 triệu năm tìm thấy ở tỉnh Kachin phía bắc Myanmar.
Mẫu vật Mesophthirus engeli trong khối hổ phách. (Ảnh: CNN).
Loài côn trùng mới phát hiện được đặt tên là Mesophthirus engeli, hé lộ cấu tạo thuở sơ khai của tổ tiên loài chấy. M. engeli không có cánh và phần thân tương tự chấy. Nhóm nghiên cứu nhận thấy chúng nhai rất khỏe qua vết tích ở một chiếc lông khủng long.
Trước đây, loài côn trùng ăn lông xuất hiện sớm nhất được cho là Megamenopon rasnitsyni. Hóa thạch của loài chấy này được khai quật ở Đức cách đây 44 triệu năm, theo Chungkun Shih, tác giả nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Viện Smithsonian. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng về côn trùng ký sinh hút máu khủng long ở kỷ Jura và Phấn Trắng từ 66 đến 201 triệu năm trước.
Nhờ phát hiện mới, nhóm nghiên cứu xác định ký sinh trùng ăn lông tiến hóa cùng thời kỳ khi khủng long có lông trở nên đa dạng ở giữa kỷ Phấn Trắng. M. engeli cũng có một số đặc điểm khác với chấy ngày nay, bao gồm phần râu và chân có móc.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
