Cháy lớn gần nhà máy hạt nhân Chernobyl
Một trận hỏa hoạn lớn bùng lên ở cánh rừng gần nhà máy hạt nhân Chernobyl, nơi từng xảy ra thảm họa năm 1986, khiến Vệ binh Quốc gia Ukraine được đặt trong tình trạng báo động cao.
Cháy rừng gần nhà máy hạt nhân Chernobyl
BBC dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov cho hay khoảng 400 hecta rừng đã bị cháy ở khu vực cấm quanh nhà máy.
Trực thăng phun nước chữa cháy ở gần nhà máy Chernobyl, phía bắc Ukraine. (Ảnh: Reuters)
200 lính cứu hỏa, cùng hàng chục xe tải và máy bay, đã được triển khai để khống chế hỏa hoạn cách cơ sở hạt nhân này khoảng 15-20 km.
Cảnh sát và các đơn vị Vệ binh Quốc gia được đặt trong tình trạng báo động cao. Thủ tướng Ukraine đích thân giám sát công tác chữa cháy tại hiện trường. Ông cho hay tình hình đã được kiểm soát nhưng đây là vụ cháy lớn nhất kể từ năm 1992 ở khu vực này.
Maya Rudenko, một phát ngôn viên của Chernobyl, cho hay hỏa hoạn không gây hại gì đến nhà máy đang bị bỏ hoang và ô nhiễm nặng này.
Tháng 4/1986, vụ nổ và hỏa hoạn xảy ra tại lò phản ứng ở Chernobyl đã phát tán vào môi trường một lượng lớn chất phóng xạ, lan ra nhiều vùng ở phía tây nước Nga và châu Âu, gây nên thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới.
Dân cư quanh nhà máy đã được sơ tán và một khu vực cấm 30 km vẫn duy trì tại đây cho đến ngày nay.
Ông Avakov cho biết chính quyền nghi ngờ vụ hỏa hoạn trên xảy ra có chủ đích và đang thắt chặt an ninh quanh khu vực cấm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
