Chế tạo cao su từ bồ công anh
Các nhà khoa học Đức đã tiến một bước gần hơn đến việc sản xuất cao su thiên nhiên quy mô lớn từ cây bồ công anh.
Nhóm nghiên cứu thuộc Viện Sinh học phân tử và sinh thái ứng dụng Fraunhofer ở Aachen đã biến đổi gien của cây bồ công anh Nga, làm cho nó trở nên thích hợp cho việc sản xuất cao su quy mô lớn.
Người Đức, Nga và Mỹ đã từng sản xuất cao su từ cây bồ công anh vào thời Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, khi cây này được cắt ra, chất nhựa mủ thường bị polymer hóa, khiến việc sản xuất hàng loạt trở nên khó khăn. Nay các nhà nghiên cứu Đức đã xác định được enzyme tác động đến quá trình polymer hóa và đã cách ly nó. “Khi cắt cây bồ công anh, nhựa mủ sẽ chảy ra mà không còn bị polymer hóa. Chúng tôi thu được một lượng nhựa cao gấp 4-5 lần so với bình thường”, giáo sư Dirk Prufer thuộc nhóm nghiên cứu cho biết.
![]() |
Cây bồ công anh trồng trong nhà kính ở Đức (Ảnh: Science Daily) |
Nếu được trồng trên quy mô lớn, mỗi hécta bồ công anh sẽ cung cấp 500-1.000 kg nhựa mủ trong mỗi mùa trồng trọt. Cao su sản xuất từ bồ công anh cho đến nay chưa gây ra dị ứng gì, nên phù hợp cho việc sử dụng trong môi trường bệnh viện. Bước tiếp theo của các nhà nghiên cứu Đức sẽ bao gồm trồng bồ công anh theo cách thông thường. Giáo sư Prufer hy vọng có thể đạt mục tiêu đã đặt ra trong vòng 5 năm tới.
Bồ công anh không chỉ dùng để sản xuất cao su, nó còn sản sinh một lượng đáng kể insulin, một chất tạo ngọt tự nhiên. Năm ngoái, các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp và Trung tâm cải tiến sản phẩm sinh học Ohio (Mỹ) đã được cung cấp một khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD để thiết kế, xây dựng một nhà máy chế biến cao su từ nhựa bồ công anh.
Khoảng 30.000 sản phẩm hằng ngày sử dụng cao su thiên nhiên, từ bánh xe, ống thông đường tiểu, đến găng tay. Thế giới đã chế tạo được cao su tổng hợp, nhưng loại này không bền dẻo như cao su thiên nhiên do trong thành phần có chứa tạp chất.

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
