Chế tạo thành công đôi mắt sinh học
Đây là cơ hội giúp hàng trăm triệu người mù trên thế giới nhìn thấy ánh sáng.
Các nhà khoa học từ Mỹ và Hong Kong đã chế tạo thành công mắt sinh học với các cảm biến mô phỏng tế bào cảm quang của mắt người, có thể dùng để cấy ghép cho những người mù.
Với tên gọi EC-EYE (ElectroChemical EYE), nó gồm võng mạc nhân tạo 3D và dây nano có khả năng mô phỏng thông tin thị giác truyền đến não người.
Mắt sinh học với chức năng mô phỏng mắt người được phát triển bởi các nhà khoa học Mỹ và Hong Kong. (Ảnh: Daily Mail).
Trong những năm qua, sự phát triển của y học đã mang đến những đột phá mới, cho phép tạo ra các bộ phận quan trọng của con người nhằm thay thế nếu không may chúng bị mất, giúp họ sống một cách bình thường.
Tuy nhiên, mắt lại là câu chuyện khác bởi cách chúng giao tiếp với não khá đặc biệt, không phải chỉ tạo ra rồi cấy ghép là được. Để tạo ra một bộ phận có thể giao tiếp với não như mắt là nhiệm vụ rất khó khăn.
Theo BGR, thách thức lớn nhất mà các nhà nghiên cứu đã vượt qua chính là tích hợp mọi cảm biến trong một tấm màng nhôm và volfram nửa hình cầu mô phỏng võng mạc người, đường kính chỉ hơn 2 cm.
Các nhà nghiên cứu đang có kế hoạch cấy thử mắt sinh học lên động vật và người, Daily Mail cho biết. Tất nhiên mọi thứ chỉ là bước khởi đầu, còn rất nhiều điều cần hoàn thiện trước khi có thể phát triển rộng rãi mắt sinh học trong 5 năm tới theo kế hoạch.
Nếu mọi thứ suôn sẻ, mắt sinh học có thể khôi phục thị lực cho khoảng 285 triệu người đang bị mù hoặc mất một phần thị lực.
Hiện tại, khả năng hiển thị hình ảnh của mắt sinh học này còn kém bởi độ phân giải của nó khá thấp, chỉ hiện rõ chữ cái còn hình ảnh phức tạp hơn thì chưa sắc nét. Dù vậy, các nhà nghiên cứu khẳng định khi công nghệ phát triển hơn, độ phân giải của các cảm biến ảnh thậm chí còn cao hơn độ phân giải mắt người thật.
Không chỉ cho người, mắt sinh học cũng được xem xét cấy ghép cho robot, phục vụ cho những mục đích cụ thể. Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể giúp tạo ra các siêu robot có sức mạnh, khả năng vượt trội.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
