Chế tạo thành công vật liệu xây dựng ăn được làm từ rác thải thực phẩm

Kể cả khi tiếp xúc với không khí 4 tháng, loại vật liệu mới cũng không thay đổi hương vị, không mục nát hay bị côn trùng phá hoại.

Nhóm nghiên cứu tại Viện Khoa học Công nghiệp thuộc Đại học Tokyo tìm ra cách chế tạo vật liệu xây dựng bền chắc từ bột lá bắp cải, rong biển, vỏ chuối và các loại rác thải thực phẩm, Cnet hôm 25/5 đưa tin.

Chế tạo thành công vật liệu xây dựng ăn được làm từ rác thải thực phẩm
Các loại bột nghiền từ rác thải thực phẩm được ép thành vật liệu xây dựng. (Ảnh: Đại học Tokyo).

"Mục tiêu của chúng tôi là dùng rong biển và một số rác thải thực phẩm thông dụng để tạo ra vật liệu xây dựng với độ chắc chắn ít nhất tương đương bê tông. Vì sử dụng rác thải thực phẩm ăn được, chúng tôi cũng quan tâm đến việc xác định xem quá trình tái chế ảnh hưởng như thế nào đến hương vị của nguyên liệu gốc", Yuya Sakai, chuyên gia tại Đại học Tokyo, cho biết.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia sử dụng kỹ thuật ép nhiệt thường dùng để ép bột gỗ thành vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, thay vì gỗ, họ sấy chân không rồi nghiền thành bột nhiều loại rác thải thực phẩm như hành, bắp cải và vỏ trái cây.

Quá trình xử lý gồm trộn bột thực phẩm với nước và một số gia vị, sau đó ép hỗn hợp này thành khuôn ở nhiệt độ cao. Toàn bộ sản phẩm thu được, trừ loại làm từ vỏ bí ngô, đều vượt qua bài kiểm tra về độ chắc chắn. Các chuyên gia sau đó đã tìm ra giải pháp cho vỏ bí ngô.

"Chúng tôi nhận thấy lá cải thảo, nguyên liệu cho ra sản phẩm chắc chắn gấp ba lần bê tông, có thể trộn lẫn với vật liệu yếu hơn làm từ vỏ bí ngô để tăng độ kiên cố", Kota Machida, thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Các vật liệu sau khi ép khuôn vẫn ăn được, nhưng nhóm chuyên gia không tiết lộ độ cứng khi nhai chúng. Kể cả khi tiếp xúc với không khí 4 tháng, chúng cũng không thay đổi hương vị và không bị mục nát hay côn trùng phá hoại. Việc phát triển vật liệu ăn được vẫn đang trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, có thể trong tương lai, con người sẽ xây được những ngôi nhà đặc biệt và biến nó thành thực phẩm nếu muốn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Phương pháp mới biến phế phẩm ngô thành than hoạt tính lọc nước

Phương pháp mới biến phế phẩm ngô thành than hoạt tính lọc nước

Các nhà nghiên cứu từ Đại học California phát triển thành công than hoạt tính từ phế phẩm ngô có khả năng lọc 98% chất gây ô nhiễm nước.

Đăng ngày: 29/04/2021
Sinh viên dùng bã mía làm khẩu trang phân hủy

Sinh viên dùng bã mía làm khẩu trang phân hủy

Một kilogram bã mía chưa sấy có thể làm ra 5 chiếc khẩu trang ba lớp, lọc được bụi, chống tia UV nhờ có thêm lớp kitin và nano bạc.

Đăng ngày: 23/04/2021
Sáng chế độc đáo ống hút làm từ hạt gạo giúp bảo vệ môi trường của học sinh

Sáng chế độc đáo ống hút làm từ hạt gạo giúp bảo vệ môi trường của học sinh

Ống hút có thể “ăn được”, vừa quảng bá nông sản Việt vừa thân thiện với môi trường là ý tưởng sáng chế của hai nữ sinh lớp 12 trường THPT Nhân Chính (Hà Nội).

Đăng ngày: 12/04/2021
Kỹ thuật trồng cây thủy canh là gì?

Kỹ thuật trồng cây thủy canh là gì?

Thực ra là một kỹ thuật canh tác mới. Kỹ thuật mới này đang phát triển nhanh chóng và được xem là một giải pháp thay thế cho phương pháp canh tác dựa trên đất truyền thống.

Đăng ngày: 09/04/2021
Cách biến phế phẩm cá thành nhựa sinh học

Cách biến phế phẩm cá thành nhựa sinh học

Các nhà khoa học Canada phát triển thành công một loại nhựa thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng dầu có nguồn gốc từ phế phẩm cá.

Đăng ngày: 08/04/2021
Sinh viên chế tạo thiết bị điều chỉnh bình truyền dịch từ xa

Sinh viên chế tạo thiết bị điều chỉnh bình truyền dịch từ xa

Thiết bị sử dụng tia hồng ngoại giúp bác sĩ điều chỉnh từ xa tốc độ giọt dịch truyền, tự động phát cảnh báo nếu vượt ngưỡng cho phép.

Đăng ngày: 05/04/2021
Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Đối với những cây trồng chậu thì 2 yếu tố cực kì quan trọng là nước và phân bón. Bón phân cho hoa hồng đúng cách sẽ giúp cây được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Đăng ngày: 26/03/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News