Chế tạo thiết bị đưa viên thuốc nano trực tiếp đến các khối u

Các nhà khoa học làm việc tại Đại học Oxford và Đại học Sheffield, Vương quốc Anh, đại học Cornell và đại học Wisconsin Madison, Hoa Kỳ đã cùng hợp tác nhằm phát triển các thiết bị thu nhỏ có thể vận chuyển (phân phối) các viên thuốc nano trực tiếp đến khối u (ung thư) mà không cần có bất cứ sự can thiệp nào khác.

"Một thiết bị dẫn thuốc (có khả năng tự động tìm đường) đến mục tiêu (các khối u) có thể được quản lý như là một loại thuốc thông thường mà không cần thêm bất kỳ sự can thiệp bổ sung nào", theo Tiến sĩ Stephen Ebbens, Đại học Sheffield.

Kết quả của nghiên cứu này sẽ giảm thiểu đáng kể chi phí điều trị cho bệnh nhân Ung thư.

"Hiện nay, việc phân phối thuốc bằng cách sử dụng từ trường đòi hỏi phải có hai nam châm (một nam châm được tích hợp ở viên thuốc nano và một nam châm khác được đặt gần mục tiêu) bằng cách cấy ghép, hoặc bằng cách áp dụng từ trường bên ngoài, và bắt buộc bệnh nhân phải đến bệnh viện để thực hiện", theo giải thích của Tiến sĩ Stephen Ebbens.

Chế tạo thiết bị đưa viên thuốc nano trực tiếp đến các khối u

Tuy nhiên, sự thành công của thiết bị dẫn thuốc này sẽ phụ thuộc vào khả năng tự tìm đường đi thông qua vô số các môi trường chất lỏng trong cơ thể, mà thiết bị dẫn thuốc này sẽ gặp phải trên đường đi đến các khối u (mục tiêu) để phân phối thuốc.

Vì lý do này, các nhà nghiên cứu đang thiết kế một thiết bị dẫn thuốc có thể thay đổi hình dạng theo môi trường.

Ebbens đề xuất một thiết bị dẫn thuốc được làm từ chất liệu hydrogel, có khả năng tự lắp ráp và tự thay đổi hình dạng bởi sự hiện diện của loại hoá chất cụ thể.

"Mục tiêu cuối cùng là sử dụng một loại vật liệu có thể đáp ứng với một loại protein hoặc dấu ấn sinh học đặc trưng được tạo ra bởi một khối u. Thiết bị dẫn thuốc sau đó sẽ tự nhận dạng dấu ấn sinh học "breadcrumbs" này để tiếp cận khối u", theo Tiến sĩ Stephen Ebbens.

Sau khi tiếp cận khối u (mục tiêu), thiết bị dẫn thuốc này sẽ được kích hoạt để phát hành các loại thuốc, khi nó phát hiện nồng độ của một phân tử báo hiệu vượt ngưỡng cho phép.

Xác định khối u (mục tiêu) bằng các hóa chất báo hiệu cung cấp một phương pháp điều trị lý tưởng, Ebbens cho biết: "Đây là lần đầu tiên, chúng tôi nghiên cứu về sự thay đổi hình dạng của vật liệu để phản ứng lại dấu hiệu hóa học. Sự thay đổi về hình dạng này có thể được dùng để phát hành thuốc từ bề mặt thiết bị dẫn thuốc này, ví dụ, bằng việc mở các lỗ bọt khí hoặc gây ra bong tróc vật lý khác trong khi vận chuyển".

Ebbens nhấn mạnh rằng: Nghiên cứu này bắt đầu từ tháng 9 năm 2011 và đã nhận được tài trợ trị giá 896.741 bảng Anh, hiện đang được thực hiện ở một mức độ cơ bản.

Doanh thu hứa hẹn từ việc kinh doanh "các thiết bị thu nhỏ (bọc nam châm) có thể vận chuyển (phân phối) các viên thuốc nano trực tiếp đến khối u (ung thư) mà không cần có sự can thiệp ở môi trường bên ngoài", sẽ đạt khoảng 2650 triệu đô-la Mỹ (tức 1653 triệu bảng Anh) trước năm 2015.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News