Chỉ cần một phân tử virus là đủ để gây ra bệnh truyền nhiễm
Liệu có phải chỉ cần tiếp xúc với một phân tử virus cũng có thể khiến bạn bị lây nhiễm bệnh? Cho đến tận bay giờ, chúng ta vẫn chưa có đủ các bằng chứng chắc chắn. Nghiên cứu ấu trùng do trường đại học Wageningen và Simon Fraser, Canada thực hiện đã chứng minh rằng chỉ một phần tử virus theo lý thuyết là đủ để gây ra sự lây truyền và dẫn tới bệnh.
Quần thể virus thường được tạo nên bởi một tổ hợp các biến thể trong phân tử virus. Để nghiên cứu những vùng mà các phân tử virus có thể gây ra sự lây nhiễm độc lập từ người này sang người khác, các nhà khoa học đã làm một thí nghiệm cùng hai biến thể virus “được đánh dấu” sẵn. Chúng sẽ thông báo quần thể virus trên hai vật thí nghiệm (sâu bướm).
Thí nghiệm chỉ ra rằng việc tiếp xúc với lượng phân tử virus ít sẽ gây ra sự ảng hưởng lan truyền ở số lượng nhỏ (20%). Phần lớn các chủ thể (86%) đều bất ngờ bị nhiễm bệnh bởi cá thể virus kiểu di truyền. Trái lại, nếu tiếp xúc với lượng virus nhiều hơn sẽ dẫn tới hầu hết các chủ thể (99%) bị nhiếm bệnh, mà chủ yếu các chủ thể đều bị nhiễm bệnh do cả 2 loại virus. Chỉ 14% bị ảnh hưởng bởi duy nhất một trong 2 loại biến thể.
![]() |
Phép khảo sát bằng kính hiển vi electron (SEM) đã hé lộ bề ngoài của phân tử SARS-CoV (coronavirus) (theo hình mũi tên). Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một phân tử virus theo lý thuyết là đủ để gây ra sự lây truyền và dẫn tới bệnh. (Ảnh: Tiến sĩ Mary Ng Mah Lee). |
Dựa trên giả thuyết rằng mọi phân tử virus hoạt động độc lập với các phân tử virus khác, các nhà nghiên cứu đã xây dựng lên một mẫu có tính khả thi. Mẫu này có thể dự đoán bao nhiêu phân tử virus gây ra sự lây nhiễm và bao nhiêu virus kiểu di truyền khác nhau hiện tồn tại trong chủ thể bị nhiễm bệnh, ví dụ như cây cối, côn trùng và con người. Kết quả của thí nghiệm lây truyền này trùng với kết luận trong dự đoán mẫu. Từ đó chúng ta có thể rút ra kết luận rằng các phân tử virus có ảnh hưởng độc lập với nhau, trên thực tế chúng có thể gây ra sự lây nhiếm hay nghiêm trọng hơn đó là bệnh.
Nếu chỉ có ít loại phân tử virus có thể gây ra sự lây nhiễm, thì số phân tử virus quyết định mức độ phong phú có thể được thể hiện trong cơ thể chủ thể. Đây là phát hiện rất quan trọng vì sự tác động qua lại giữa các biến thể, như là sự cạnh tranh và trao đổi thông tin gen, quyết định sự tiến triển của bệnh và sự tiến hoá của virus.
Cho đến tận bây giờ, mọi thứ vẫn chưa thực sự rõ ràng về việc một con virus có thể được xem như là một cá thể độc lập ảnh hưởng đến chủ thể một cách độc lập, hoặc liệu một đám virus kết hợp với nhau để gây ra sự lây nhiễm này. Điều này thì vẫn chưa ai dám chắc liệu các virus ảnh hưởng đến con người cũng có thể hoạt động riêng rẽ hay không, nhưng nghiên cứu nói trên muốn chỉ ra rằng điều đó là có thể.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Lịch sử của khái niệm thiên tài
Muốn đánh giá đúng vai trò của thiên tài trong thế giới hiện đại, mỗi chúng ta phải hiểu rằng thiên tài là sản phẩm cuối cùng trong khát vọng của những người bình thường.

Những ngọn lửa vĩnh cửu trên thế giới
Các ngọn lửa bùng cháy một cách tự nhiên ở nhiều khu vực trên thế giới đã tồn tại qua nhiều thập kỷ hay thậm chí hàng thế kỷ.

Chuyện ăn của Từ Hy Thái hậu: Mỗi ngày 300 món, hơn trăm người phục vụ
Nếu nói tới những bậc nữ quân vương nổi tiếng trong triều đại Trung Hoa phong kiến thì tất nhiên không thể không kể tới Võ Tắc Thiên, ngoài ra còn một người nữa là Từ Hy Thái Hậu.

15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm
Theo quan niệm người Việt, đầu năm nếu ăn những món dưới đây sẽ mang lại may mắn cho cả năm.
