Chỉ ít năm nữa, ô tô sẽ chạy bằng rong biển
Sự thay đổi thất thường của giá dầu cũng như sức ép của việc giảm khí thải trên toàn cầu và biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang cố gắng tạo ra nhiên liệu từ tảo.
Các nhà khoa học Mỹ đang chạy đua trong việc nghiên cứu dùng tảo làm nhiên liệu. Ảnh: EPA.
Rong là một loài thực vật giàu chất béo, mọc rất nhanh hiện được coi như một nguồn năng lượng tái sinh đây tiềm năng và triển vọng.
Các chuyên gia nói, nó rất hấp dẫn về khả năng “ăn sống nuốt tươi” khí cacbonic, một loại khí nhà kính và “sống vui vẻ” ở những nơi khó trồng những loài cây khác.
Rong thích những đầm lầy nhung nhúc muỗi, các ao hồ bẩn thỉu và cả hồ nước thải. Vả chẳng có thứ cây nào có thể sản xuất ra nhiên liệu nhanh, rẻ như tảo để gây ra một cuộc chạy đua giữa những cơ sở nghiên cứu và các công ty kinh doanh Mỹ.
Những phòng thí nghiệm của Trường ĐH và các công ty năng động đã vào cuộc. Mùa hè năm trước, một Tập đoàn lớn ExxonMobil đã “dũng cảm” bỏ ra 600 triệu đôla phối hợp với Công ty công nghệ sinh học California nghiên cứu tảo.
Nếu nghiên cứu thành công, các nhà khoa học dã tìm ra một phương pháp có hiệu quả kinh tế để chuyển lipid, đúng hơn là các axit béo lấy từ tảo rêu thành nhiên liệu để bơm vào ô tô, xe máy và máy bay phản lực.
George Philippidis, giám đốc nghiên cứu ứng dụng của Trường ĐH quốc tế Florida (FIU) nói: "Tôi nghĩ rằng điều đó rất hiện thực, mà không cần phải bỏ ra đến 20 năm”.
Một trong những yếu tố gây hứng khởi là tảo ngốn mạnh lượng khí cacbonic - một sản phẩm phụ của quá trình đốt cháy nhiên liệu. Philippidis phát biểu: "Chúng ta có thể móc nối nó vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm để giải quyết mục tiêu xa hơn, giảm lượng khí CO2 gây biến đổi khí hậu”.
Công ty Sapphire Energy ở Florida đã thí nghiệm một cuộc hành trình xuyên quốc gia dùng xăng mang thương hiệu tảo. Cuộc hành trình rất thu hút mọi người, vang lên câu khẩu hiệu “Từ bờ biển (Đông) đến bờ biển (Tây) bằng tảo”. Một công ty khác tính đến chuyện vỗ béo cá bằng tảo để lấy mỡ cá làm nhiên liệu.
"Điều đáng nói của tảo là nó chưa phải là một cái máy in tiền”, nhà di truyền học phân tử và giám đốc phân viện nghiên cứu phi lợi nhuận Midwest (MRI) nói, “Nó mọc khắp nơi. Bạn chẳng phải làm gì nhiều. Bà mẹ Thiên nhiên đã lo liệu cả”.
MRI bắt đầu nghiên cứu về tảo ba năm trước. Swiger đã cảnh báo rằng tảo chưa sẵn sàng đi vào sản xuất lớn. Thậm chí để khi sản xuất lớn thì giá xăng từ tảo vẫn là 100 đôla một gallon. Phải tìm cách hạ giá thành.
Chìa khoá của việc hạ giá thành là tăng sản lượng. Để làm được điều đó, các nhà khoa học phải tìm ra cách rẻ tiền để sấy khô tảo và tách lipid, là nơi chứa năng lượng của tảo.
Swiger lưu ý rằng phải bỏ ra 5 đôla để chạy một chiếc máy ly tâm làm khô tảo để chỉ sản xuất ra 2 đôla nhiên liệu thì quả là một điều vô nghĩa. Nếu các nghiên cứu xảy ra thuận buồm xuôi gió, thì phải mất 5 năm, theo ông, mới hạ được chi phí sản xuất xuống 40 đôla một gallon.
Nhưng vẫn còn một ngáng trở trên thị trường năng lượng - etanol đang chiếm lĩnh đến 4% và có thể chuyển dịch cán cân năng lượng. Swinger nói: “Bốn phần trăm không lớn, nhưng khắp nơi người ta vẫn nhìn thấy nó ở mỗi trạm bán xăng. Vì thế 4% lại là một con số lớn”.
Các chuyên gia chưa xem xăng từ tảo có thể thay thế được hoàn toàn nhiên liệu hoá thạch, Một số thận trọng còn e rằng có một chút thổi phồng nào đó. Họ nói, ý tưởng dùng tảo đã có hàng thập kỷ nhưng nó chưa mang lại một đôla lợi nhuận nào. Có người vẫn cho rằng tảo cũng nên phát triển nhưng chỉ trong các ngành thức ăn gia súc, hoá chất và phân bón.
Trở lại với FIU, Philippidis đồng ý rằng không có “chíếc chìa khoá vàng” nào có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch. Song ông cũng nhìn thấy những triển vọng ở phía chân trời, đặc biệt khi các công ty lớn tham gia vào nghiên cứu tảo. “Chúng ta hiện đang còn ở giai đoạn đầu tiên, nhưng chúng ta sẽ mở rộng sản xuất. Giá thành sẽ giảm nhanh, rất nhanh”, ông nói.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
