Chiếc chăn 800 năm tuổi kết từ 11.500 chiếc lông gà tây

Các cư dân cổ đại ở vùng tây nam nước Mỹ sử dụng khoảng 11.500 chiếc lông gà tây để làm chăn, theo nghiên cứu hôm 25/11 trên tạp chí Archaeological Science: Reports.

Những người tạo ra tấm chăn là tổ tiên của người da đỏ Pueblo ngày nay như người Hopi, Zuni và Rio Grande Pueblos. Nhóm nghiên cứu đứng đầu là các nhà khảo cổ ở Đại học Washington phân tích chăn lông gà tây có kích thước 99 x 108 cm đến từ phía đông nam bang Utah để tìm hiểu kỹ hơn nó ra đời như thế nào. Công trình của họ hé lộ hàng nghìn chiếc lông vũ được cuộn quanh lõi sợi cây yucca dài khoảng 180 m để sản xuất chiếc chăn hiện trưng bày tại bảo tàng công viên Edge of the Cedars ở Blanding, Utah.

Chiếc chăn 800 năm tuổi kết từ 11.500 chiếc lông gà tây
Một đoạn sợi cây để quấn lông gà tây. (Ảnh: WSU).

Các nhà nghiên cứu cũng đếm lông trên thân lấy ở da gà tây hoang dã mua từ những nhà buôn hợp pháp ở Idaho để ước tính cần bao nhiêu con gà tây nhằm thu thập đủ lông cho chiếc chăn. Kết quả tính toán cho thấy cần đủ lông từ 4 đến 10 con gà tây để tạo ra chiếc chăn, tùy theo chiều dài của những chiếc lông được chọn.

"Chăn hoặc dây thừng làm từ lông gà tây là vật cách nhiệt được tổ tiên người Pueblo ở khu vực thượng tây nam sử dụng rộng rãi, nhưng chúng ta biết rất ít về quá trình sản xuất. Rất ít đồ vật như vậy có thể tồn tại do bản chất dễ hư hỏng", theo Bill Lipe, giáo sư nhân chủng học danh dự ở WSU, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.

Quần áo và chăn kết từ da, lông hoặc sợi lông động vật được sử dụng rộng rãi, có ý nghĩa quan trọng giúp con người mở rộng tới vĩ độ cao và lạnh hơn hoặc môi trường cheo leo như vùng thượng tây nam Mỹ, nơi phần lớn khu dân cư thuở đầu nằm ở độ cao trên 1.524 m. Nghiên cứu trước đó của Lipe và cộng sự cho thấy lông gà tây bắt đầu thay thế da thỏ để làm chăn trong khu vực vào hai thế kỷ đầu tiên. Dữ liệu dân tộc học hé lộ chăn do những người phụ nữ may, dùng làm áo choàng trong thời tiết lạnh, để đắp khi đi ngủ và quấn quanh thi hài ở đám tang.

Một phát hiện thú vị khác của nghiên cứu là lông gà tây mà tổ tiên người Pueblo sử dụng nhiều khả năng được thu thập từ chim sống trong thời kỳ rụng lông tự nhiên. Điều này cho phép họ thu hoạch lông vài lần một năm trong suốt vòng đời kéo dài khoảng 10 năm của con gà. Bằng chứng khảo cổ hé lộ gà tây không phải nguồn thức ăn ở thời điểm thuần hóa từ những thế kỷ đầu tiên tới năm 1.100 - 1.200.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bất ngờ về tập tính nuôi con của cá mập lớn nhất đại dương thời tiền sử

Bất ngờ về tập tính nuôi con của cá mập lớn nhất đại dương thời tiền sử

Loài cá mập lớn nhất đại dương thời tiền sử thường nuôi dưỡng con ở những vùng nước nông và ấm, nơi có nguồn thức ăn dồi dào và vắng bóng những kẻ săn mồi.

Đăng ngày: 27/11/2020
Tìm thấy thuốc gây ảo giác giấu trong hang động cổ

Tìm thấy thuốc gây ảo giác giấu trong hang động cổ

Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng thuyết phục đầu tiên về việc người da đỏ sử dụng chất gây ảo giác từ cây cà độc ở hang động Pinwheel tại Nam California.

Đăng ngày: 27/11/2020
Đào đường, tình cờ khai quật hơn 400 mộ cổ ngàn năm

Đào đường, tình cờ khai quật hơn 400 mộ cổ ngàn năm

Công trình làm đường ở Tây Ban Nha đã phải tạm dừng để nhường cho công tác khảo cổ bởi hàng loạt ngôi mộ cổ từ thế kỷ 8-11 lần lượt xuất hiện.

Đăng ngày: 26/11/2020
Bí ẩn di tích văn hóa nhỏ 2cm cách đây 5.400 năm

Bí ẩn di tích văn hóa nhỏ 2cm cách đây 5.400 năm

Một phát hiện gây chấn động cộng đồng khảo cổ Trung Quốc làm thay đổi cả lịch sử ngành trồng dâu nuôi tằm.

Đăng ngày: 25/11/2020
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 25/11/2020
Bí ẩn tộc người 8.000 năm ở

Bí ẩn tộc người 8.000 năm ở "tử địa", sinh tồn bằng… ống dung nham

Huyền thoại về tộc người kiểm soát lửa để tạo ra nước ở vùng đất chết chóc nay thuộc New Mexico đã được hé lộ bởi các nhà khoa học Mỹ.

Đăng ngày: 25/11/2020

"Vua thủy quái" 365 triệu tuổi: Loài chưa từng thấy trên thế giới

Một sinh vật quái dị với đôi mắt to bất thường và cấu trúc hàm cực kỳ nguy hiểm chịu trách nhiệm cho sự tồn tại của những thủy quái ghê rợn hiện đại: cá mập và cá đuối.

Đăng ngày: 25/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News