Chiêm ngưỡng đỉnh núi cao nhất trên Trái đất nhìn từ trạm ISS
Sau nhiều lần thử, phi hành gia Mark T. Vande Hei trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) đã chụp thành công núi Everest từ không gian.
Phi hành gia Vande Hei chụp núi Everest khi bay cách mặt đất 400km. (Ảnh: Mark T. Vande Hei)
Vande Hei chia sẻ ảnh chụp núi Everest trên mạng xã hội Twitter hôm 1/12 và yêu cầu những người theo dõi thử tìm ngọn núi cao nhất trên Trái đất trong bức ảnh. Một số tài khoản cho biết họ thực sự tìm thấy núi Everest cao hơn 8.000 m phía trên mực nước biển trong bức ảnh chụp khi phi hành gia ở cách bề mặt Trái đất gần 400 m.
Tài khoản Steve Rice nói anh có thể trông thấy núi Everest trong ảnh với sự trợ giúp của bản đồ Google. Nhiều tài khoản khác không thể tìm ra ngọn núi thuộc dãy Himalayas chiếm 75% diện tích Nepal nhưng vẫn chúc mừng Vande Hei.
Đây không phải lần đầu tiên một phi hành gia trên ISS chụp ảnh núi Everest. Hồi tháng 3/2002, phi hành gia Daniel Bursch, thành viên của phi hành đoàn Expedition 4 cũng chia sẻ ảnh chụp ngọn núi. Trong ảnh, ánh nắng buổi sớm chiếu lên mặt phía đông Kangshung của núi Everest. Gần đây, nhà du hành người Nga Oleg Artemyev và Sergey Ryazansky chụp hình núi Everest dưới dạng 3D.
Ngoài núi Everest, nhiều cảnh vật tự nhiên khác trên Trái đất cũng có thể quan sát từ vũ trụ. Với độ dài hơn 2.253 km, rạn đá Great Barrier Reef ở ngoài khơi bang Queensland, Australia, từng xuất hiện trong ảnh chụp của vệ tinh môi trường Envisat của Cơ quan Vũ trụ châu Âu. Envisat phóng vào tháng 3/2002 và quay quanh Trái đất ở độ cao lớn hơn trạm ISS (khoảng 782km). Sông Amazon cũng là cảnh vật được chụp nhiều từ không gian. Con sông dài gần 6.437 km chảy qua 6 nước Nam Mỹ trước khi đổ ra Đại Tây Dương ở ven biển phía đông bắc Brazil.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.
