Chiêm ngưỡng sét hòn cực hiếm trong tự nhiên

Giới khoa học rốt cuộc đã "chộp" được bằng chứng về sự tồn tại của sét hòn trong tự nhiên - hiện tượng thường bị nhầm với các vật thể bay không xác định (UFO) và từng không được thừa nhận trong một thời gian dài.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã vô tình quay được video về sét hòn - một quả cầu phát sáng bí ẩn xuất hiện trong một cơn bão sấm sét ở tỉnh Thanh Hải, tây bắc Trung Quốc khi họ đang lập bản đồ bức xạ. Quả cầu ánh sáng bay lên từ mặt đất tiếp sau một tia sét và di chuyển theo phương ngang khoảng 15 mét trước khi biến mất.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Thường thức Tây Bắc ở Lan Châu, Trung Quốc cho biết thêm rằng, sét hòn với chiều rộng khoảng 5 mét nói trên chỉ xuất hiện không đầy 2 giây. Video và các kết quả của máy ghi quang phổ về cơn bão năm 2012 được cho là bằng chứng khoa học đầu tiên về sét hòn trong tự nhiên.

Theo tạp chí New Scientist, sét hòn là hiện tượng nảy sinh trong các cơn bão sấm sét, với kích thước từ quả bóng golf tới chiều ngang phình rộng vài mét. Đã có nhiều báo cáo về các quả cầu phát sáng kỳ lạ như vậy, làm bị thương hoặc thậm chí cướp đi sinh mạng của con người và đốt cháy các tòa nhà.

Chẳng hạn như, trong một lá thư gửi báo Daily Mail năm 1936, một độc giả đã mô tả việc anh đã nhìn thấy: "một quả cầu nóng đỏ khổng lồ" từ trên trời rơi xuống như thế nào: "Nó rơi trúng nhà của chúng tôi, cắt đứt các đường dây điện thoại, thiêu rụi khung cửa sổ và sau đó tự chôn vùi trong một bồn nước ở phía dưới".


Bức ảnh về quang phổ từ đám mây tới sét đánh chạm mặt đất, làm khởi phát sét hòn là một chấm trắng nhỏ ở ngoài cùng bên trái.

Cho mãi tới những năm 1960, nhiều người vẫn chưa tin hiện tượng sét hòn là có thực. Tháng 8/2013, các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Không quân Mỹ đã tạo ra và chụp ảnh các quả cầu plasmoid sáng trắng trong phòng thí nghiệm. Những quả cầu này được sản sinh từ các tia lửa điện công suất cao, vốn hình thành từ các điện cực nằm ngập một phần trong dung dịch điện giải.

Ngay cả các nhà nghiên cứu khi đó cũng không thể chắc chắn cái họ đã tạo ra có phải là sét hòn hay không. Vì vậy, họ gọi hiện tượng này là "các plasmoid áp suất không khí giống sét hòn".

Tuy nhiên, đoạn video của các nhà khoa học Trung Quốc là kết quả quay phim thành công đầu tiên về hiện tượng sét hòn ngoài phòng thí nghiệm.

Nhóm nghiên cứu còn khám phá ra rằng, các nguyên tố trong đất địa phương như silicon, sắt và canxi, cũng xuất hiện trong sét hòn. Điều này ám chỉ, sét hòn là sản phẩm tương tác giữa tia sét từ trên trời giáng xuống với mặt đất. Giả thuyết từng được nêu lên lần đầu tiên cách đây hơn 10 năm, nhưng kết quả phân tích quang phổ mới đã xác thực quan điểm này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News