Chiến thuật bao vây con mồi bằng lưới bong bóng của cá voi

Những con cá voi lưng gù phối hợp trong chiến thuật lưới bong bóng thông minh để vây bắt đàn cá nhỏ.

Cảnh tượng những con cá voi lưng gù tạo ra vòng tròn bong bóng lớn, dồn đàn cá nhỏ vào giữa rồi đồng loạt lao lên khỏi mặt nước xâu xé con mồi được Nick Woodman, CEO hãng GoPro ghi lại bằng thiết bị bay không người lái ở phía tây đảo Maskelyne, bang British Columbia, Canada, Smithsonian hôm 9/10 đưa tin.

Đây là cách thức săn mồi tự nhiên ở cá voi lưng gù, hoàn toàn không qua huấn luyện của con người. Chiến thuật thông minh này gọi là săn mồi bằng lưới bong bóng. Nhà tự nhiên học David Attenborough từng giải thích về chiến thuật này trên BBC năm 2015.


Đàn cá voi lưng gù tạo lưới bong bóng bắt con mồi. (Video: GoPro).

Cá voi đầu đàn có trách nhiệm định vị con mồi và tạo lưới bong bóng. Khi bơi từ dưới lên theo đường xoắn ốc, nó sẽ thổi không khí ra từ lỗ phun nước, tạo thành một bức tường bong bóng hình trụ giam cầm con mồi. Con mồi của cá voi lưng gù gồm có nhuyễn thể, cá trích, cá thu và một số loài vật khác.

Con cá voi thứ hai sẽ phát ra âm thanh lớn dưới mặt nước, gọi là kèn hiệu săn mồi. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiếng động này sẽ truyền qua đám bong bóng, tạo ra tấm lưới tinh vi kết hợp giữa âm thanh và bóng khí. Những con cá voi còn lại sẽ dồn con mồi lên trên, khiến chúng mắc kẹt trong lưới bong bóng.

Cuối cùng, đàn cá voi sẽ lao thẳng lên trên mặt nước, há to miệng và đớp gọn những con mồi xấu số. Toàn bộ quá trình diễn ra vô cùng nhanh chóng và chính xác. Cá voi lưng gù sử dụng tấm sừng hàm khi ăn. Đó là những sợi dài mọc dưới hàm trên, cấu tạo từ chất sừng tương tự móng tay người và được lông cứng bao phủ, giúp cá voi lọc con mồi.

Con người biết đến lưới bong bóng từ vài thập kỷ trước và cho rằng đây là hành vi săn mồi độc đáo chỉ có ở cá voi lưng gù. Tuy nhiên, các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu phân tích cụ thể cơ chế phức tạp của chiến thuật này trong những năm gần đây.


Đàn cá voi nổi lên đớp mồi sau khi phối hợp thực hiện chiến thuật lưới bong bóng.

Năm 2004 và 2005, nhóm nghiên cứu từ Đại học New Hampshire gắn thiết bị theo dõi vào cá voi lưng gù và lần đầu tiên mô phỏng lại những chuyển động dưới nước của chúng bằng hình ảnh. Từ đó đến nay, nhiều nhà khoa học khác đã hoàn thiện thêm những nghiên cứu này.

Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy chiến thuật lưới bong bóng có nhiều kiểu khác nhau. Sự đa dạng này có thể do cá voi không phải bẩm sinh đã biết săn mồi bằng lưới bong bóng, Jane J. Lee, biên tập viên tại National Geographic giải thích.

Chiến thuật này được cá voi lưng gù học hỏi thông qua các tương tác xã hội. Ở những khu vực có con mồi thay đổi thì cách thức đi săn của cá voi cũng thay đổi theo. Điều này giúp chúng đảm bảo chiến thuật lưới bong bóng luôn hiệu quả khi bao vây và tấn công các loài cá hay giáp xác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng

Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 18/01/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 19/12/2024
Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Những hiện tượng kỳ lạ trên đại dương

Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.

Đăng ngày: 16/10/2024
Cận cảnh bạch tuộc đốm xanh có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang

Cận cảnh bạch tuộc đốm xanh có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang

Loại bạch tuộc đốm xanh sống ở khu vực san hô của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có nọc độc gấp 50 lần rắn hổ mang.

Đăng ngày: 03/10/2024
Những vùng biển, bãi biển

Những vùng biển, bãi biển "tử thần", đáng sợ nhất trên thế giới

Danh sách những vùng biển, bãi biển nguy hiểm, đáng sợ nhất thế giới được bình chọn dựa trên yếu tố những tính chất tự nhiên của vùng biển cũng như các loại sinh vật có độc có khả năng tấn công người.

Đăng ngày: 26/09/2024
Sinh vật bí ẩn tồn tại dưới lớp băng dày 740m ở Nam Cực

Sinh vật bí ẩn tồn tại dưới lớp băng dày 740m ở Nam Cực

Các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi tìm thấy nhiều sinh vật nhỏ tồn tại ở dưới lớp băng dày ở Nam Cực.

Đăng ngày: 18/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News