Chiến tranh hóa học cách đây 2.000 năm

Những dấu vết còn lại trong một ngôi mộ tập thể của lính La Mã vào năm 200 sau Công nguyên cho thấy, người Ba Tư đã sử dụng vũ khí hóa học từ rất sớm.

Các nhà nghiên cứu thuộc trường ĐH Leicester đưa ra kết luận dựa trên những phát hiện hỗn hợp khí độc trong một ngôi mộ của 20 lính La Mã cùng với vũ khí được tìm thấy tại Syria.

Những người lính này đóng ở Dura-Europos, một thành trì của La Mã bên bờ sông Euphrates. Họ có nhiệm vụ bảo vệ thành trước sự vây hãm của quân Ba Tư vào khoảng năm 256. 


Không có nhiều tư liệu lịch sử về trận chiến này nhưng theo các nhà khảo cổ, quân Ba Tư đã vây hãm thành trì và đào những đường hầm xuyên qua tường thành nhằm xâm nhập vào trong. Chiến thuật này bị quân La Mã phát hiện và đã có những cuộc đụng độ dưới các đường hầm. Trong một cuộc chạm trán, quân Ba Tư dùng thổi khí độc để diệt gọn nhóm lính La Mã. Đó là lý do họ tìm thấy vũ khí trong ngôi mộ.

Tiến sĩ Simon James ở ĐH Leicester cho biết: "Phân tích kỹ vị trí các thi thể cho thấy họ đã dồn ứ ở miệng đường hầm và bị quân Ba Tư hạ độc".

Vũ khí hóa học mà quân Ba Tư sử dụng có thể là hỗn hợp khí chứa SO2 sinh ra trong các chất cháy thường tẩm trong các viên đạn bắn bằng súng bắn đá.

“Phát hiện thật mới mẻ và có phần kinh hoàng, những người lính hẳn đã quằn quại khi chết ngạt. Tôi nghĩ rằng đây là bằng chứng khảo cổ học xưa nhất về vũ khí hoá học từng được biết”, tiến sĩ James nói.

Ông cho biết, đã có một văn bản cổ kể về quân Hy Lạp cũng đã dùng một chiến thuật tương tự để chống lại quân La Mã, nhưng đây là lần đầu tiên có một dấu vết cụ thể.

Phát hiện mới còn thay đổi quan niệm cho rằng, quân Ba Tư không giỏi trong việc vây hãm. "Người Ba Tư cũng xảo quyệt giống người La Mã, tường thành đã không bị phá hủy nhưng quân La Mã vẫn thất bại", tiến sĩ James nói.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất