Chiêu tự vệ của loài thủy quái khiến cá mập dè chừng

Cá mù có lớp da siêu lỏng giúp nó tránh thoát tổn thương nội tạng nghiêm trọng khi bị kẻ thù cắn.

Chiêu tự vệ của loài thủy quái khiến cá mập dè chừng
Cá hagfish là loài động vật có cấu tạo kỳ lạ. (Ảnh: Science Magazine.)

Cá mù (hagfish) là sinh vật kỳ lạ sống dưới biển sâu với những đặc điểm sinh học kỳ lạ tới mức các nhà khoa học gặp nhiều khó khăn trong việc phân loại chúng. Ví dụ, đây là động vật sống suy nhất có hộp sọ nhưng không có xương sống, có nghĩa không thể xác định chắc chắn chúng là cá có xương sống hay dạng không xương sống chuyển tiếp, tiền thân tiến hóa của động vật có xương sống thông thường.

Cá hagfish có thể sống nhiều tháng không cần thức ăn và có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng qua da nhờ không có vảy. Nhưng một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của chúng là phản ứng tiết ra lượng lớn chất nhầy khi bị tấn công, khiến chúng có biệt danh "lươn nhớt".


Cá hagfish không hề hấn trước cú cắn của cá mập. (Video: YouTube.)

Trước đây, giới nghiên cứu cho rằng chất nhầy này cùng với lớp da chống cắn là vũ khí tự vệ chủ chốt giúp cá hagfish tránh bị ăn thịt. Nhưng nghiên cứu mới chỉ ra những đặc tính lạ khác ở lớp da có thể đóng vai trò quan trọng hơn. Các nhà khoa học nhận thấy da cá hagfish vẫn chịu những vết thương hở, nhưng sở hữu đặc tính hữu ích cho phép loài vật tránh được tổn thương nội tạng nghiêm trọng khi bị cắn xuyên qua da.

Lớp da có phần giống một chiếc bao rất mềm nhão và chỉ gắn với cơ thể cá hagfish ở hai điểm. Cấu tạo này khiến lớp da đủ chùng để hàm răng của kẻ thù chỉ lướt sượt qua cơ thể cá hagfish. Kẻ tấn công nó sẽ gặp khó khăn nếu muốn gây ra vết thương nghiêm trọng.

"Độ chùng lớn kết hợp với khoảng tiếp xúc tối thiểu giữa da và cơ thịt cho phép cơ thể chúng không bị tổn thương ngay cả khi da bị rách", Douglas Fudge, phó giáo sư sinh vật học ở Đại học Chapman,Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Ngay khi sống sót sau cú cắn đầu tiên, cá hagfish sẽ tiết ra chất nhầy, có thể làm tắc đường hô hấp của động vật săn mồi. Biện pháp tự vệ kết hợp này dường như vô cùng thành công, giúp cá hagfish tồn tại suốt 300 triệu năm trên Trái Đất và tiến hóa rất ít trong khoảng thời gian đó. Trên thực tế, loài vật giỏi trốn thoát những cuộc tấn công tới mức chúng hiếm khi được tìm thấy trong bụng loài cá khác. Nhiều động vật săn mồi tránh săn chúng do khả năng thành công rất thấp.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học tiến hành một thí nghiệm để tìm hiểu cá hagfish tránh thương tích từ những cuộc tấn công như thế nào. Họ tạo ra một mô hình hàm cá mập há ra bằng lò xo và lắp răng cá mập Mako để mô phỏng vết cắn (cá mập Mako là một trong số ít động vật săn cá hagfish). Sau đó các nhà khoa học đặt xác cá hagfish bên trong hàm răng mô hình và tiến hành các thử nghiệm cắn rách da.

Họ nhận thấy hàm răng cắn rách lớp da cá trong mỗi thử nghiệm. Tuy nhiên, cơ bắp dưới da không bị tổn thương lần nào. Do da dễ lành hơn cơ quan nội tạng, chắc chắn cá hagfish sẽ sống sót sau cuộc tấn công. Kết quả nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí Royal Society Interface. Các nhà khoa học tạo ra thí nghiệm sau khi xem một video quay cá hagfish tự vệ bằng chất nhầy trong tự nhiên.

Cá hagfish còn có nhiều đặc điểm sinh học kỳ lạ khác. Chúng có lượng máu khổng lồ so với kích thước cơ thể, tuần hoàn trong khoang rỗng giữa cơ thể và da. Lượng máu này nhiều tới nỗi cá hagfish có nhiều tim để bơm máu.

Việc có lượng máu lớn bên dưới lớp da mềm có vẻ không quá hữu ích đối với mục đích sinh tồn, đặc biệt đối với một loài động vật ở gần cuối chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, máu của chúng được bơm quanh cơ thể ở áp suất hầu như không cao hơn so với vùng nước xung quanh, giúp giảm tối đa mất máu khi bị tấn công.

Cá hagfish thậm chí có thể tự vặn cơ thể thành nút thắt, một hành vi được cho là tiến hóa để bù đắp cho cấu tạo hàm dưới thiếu hoàn chỉnh, giúp hàm trên cắn chặt thức ăn. Cá hagfish giúp ích cho hệ sinh thái đại dương bằng cách tiêu hóa và phân hủy xác động vật chết rơi xuống đáy biển, tạo ra môi trường sạch cho những loài cá khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Nhiều sinh vật hình rắn khổng lồ trôi dạt vào bờ biển

Nhiều sinh vật hình rắn khổng lồ trôi dạt vào bờ biển

Cư dân của Chukotka sau cơn bão bắt đầu tìm thấy trên bờ biển nhiều sinh vật hình rắn khổng lồ. Điều này được nêu trên trang web của Vườn quốc gia

Đăng ngày: 07/12/2017
Sóng quái vật mạnh khủng khiếp chôn vùi tàu thuyền trên đại dương

Sóng quái vật mạnh khủng khiếp chôn vùi tàu thuyền trên đại dương

Những cơn sóng như vậy tồn tại ở nơi sâu nhất của đại dương và hiếm khi gây rắc rối cho phần lớn dân số thế giới.

Đăng ngày: 06/12/2017
Loài sò Saint-Jacques sở hữu

Loài sò Saint-Jacques sở hữu "kính viễn vọng đặc biệt"

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết loài động vật biển thân mềm này sở hữu một hệ thống thị giác tinh vi có thể có đến 200 con mắt kích cỡ 1mm.

Đăng ngày: 06/12/2017
Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?

Vì sao người Nhật Bản cứ đi đánh bắt cá voi về ăn?

Những con cá voi xám dài tới 10 mét bị phi lao móc gắn thuốc nổ vào lưng, kéo trên một đoạn đường dài rồi cẩu lên thuyền, xẻ thịt thành từng khúc

Đăng ngày: 04/12/2017
Thấy cá voi nổi trên biển, người đàn ông lại gần mới giật mình vì cảnh tượng hãi hùng

Thấy cá voi nổi trên biển, người đàn ông lại gần mới giật mình vì cảnh tượng hãi hùng

Bạn sẽ khó có cơ hội được chứng kiến cảnh tượng hai loài động vật ăn thịt hung dữ là cá sấu và cá mập cùng chia sẻ với nhau một bữa ăn đặc biệt như thế này.

Đăng ngày: 04/12/2017
Sinh vật lạ giống rắn sở hữu hàm răng lởm chởm kỳ quái

Sinh vật lạ giống rắn sở hữu hàm răng lởm chởm kỳ quái

Mang thân hình như lươn, chiếc đầu giống rắn nhưng sinh vật này lại sở hữu hàm răng kỳ lạ, chẳng giống với bất kỳ sinh vật nào.

Đăng ngày: 04/12/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News