Chim biết đối phó với ô nhiễm tiếng ồn đô thị
Các chú chim két (blackbird) cư trú ở thành phố có xu hướng hót những nốt cao hơn so với những con cùng loài ở nông thôn, các nhà nghiên cứu cho rằng những âm thanh cao tới chói tai ấy là để đối phó với sự ô nhiễm tiếng ồn của giao thông thành thị.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học từ Viện Max Planck ở Đức đã theo dõi những chú chim két sống tại thành phố Vienna cũng như những chú chim sống ở ngoại ô thành phố hoặc bị nhốt trong lồng.
Chim két trong công viên thành phố
Phân tích tần số và biên độ các nhà nghiên cứu nhận thấy chim két có khả năng hót những bản nhạc với biên độ và tần số lớn hơn bình thường, giúp chúng hót lớn hơn. Bằng việc chủ động lựa chọn âm thanh với tần số cao, những chú chim thành thị tăng khả năng hót thật to, chống lại ảnh hưởng tiêu cực gây ra bởi tiếng ồn xung quanh tới bài hát của chúng, nhà nghiên cứu Henrik Brumm công bố.
Chiến thuật của loài chim này chỉ là một ví dụ về những cách động vật đã áp dụng để thích nghi với cuộc sống ồn ào bên cạnh con người. Một số con chim cổ đỏ chờ đêm xuống, khi các phương tiện thưa thớt dần mới cất tiếng hót, Henrik cho hay.
Nhưng thậm chí dù ở rất xa thành phố, tiếng ồn từ con người có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng với các loài động vật khác. Trong các loài có vú sống dưới biển, cá voi được mệnh danh là loài có độ nhạy cảm về âm thanh lớn nhất với tiếng kêu ở tần số thấp.
Những bài hát của chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giao phối và kết bạn có thể bị át đi bởi tiếng ồn của giao thông trên biển cũng như khai thác năng lượng. Một nghiên cứu tại Bắc Mỹ năm 2010 cho thấy cá voi đầu bò tại vùng này tăng âm lượng giọng hát của chúng là hệ quả của việc ô nhiễm tiếng ồn gia tăng.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.
