Chim biết học ngôn ngữ của loài khác
Các nhà khoa học Australia vừa thực hiện một loạt thí nghiệm và kết luận, chim có thể nhận biết được ý nghĩa của tiếng kêu từ các loài khác nhau.
Khi một con chim phát hiện diều hâu và phát tiếng kêu báo động thì nhiều loài chim khác với nó cũng vội bay đi tìm chỗ ẩn nấp. Các chuyên gia điểu học muốn tìm hiểu xem khả năng học ngôn ngữ báo động của loài khác được “lập trình” sẵn trong não chim hay là kết quả của một quá trình học hỏi.
Các nhà sinh thái học của Đại học quốc gia Australia khẳng định tiếng kêu cảnh báo của các loài khác là một trong những thứ mà chim có thể học được. Họ tới những khu bảo tồn thiên nhiên có chim hồng tước sinh sống rồi phát một đoạn băng ghi âm những tiếng kêu báo động của nhiều loài chim khác rồi theo dõi phản ứng của nó. Sau vài phút, họ nhận thấy chim hồng tước lông xanh đồng loạt bay đi sau khi nghe thấy âm thanh báo động của hồng tước mày trắng.
Hồng tước lông xanh và hồng tước mày trắng có âm thanh báo động giống nhau (có âm vực cao). Vì thế mà hồng tước đầu xanh dễ dàng nhận ra tín hiệu báo động của hồng tước mày trắng và ngược lại.
![]() |
Hồng tước lông xanh (Ảnh: anu.edu.au) |
Nhưng trong khi hai loài hồng tước cùng sống với nhau ở Canberra thì tại khu bảo tồn thiên nhiên Macquarie Marshes ở New South Wales, người ta chỉ thấy hồng tước lông xanh. Khi nhóm chuyên gia phát tiếng kêu báo động của nhiều chim tại đây, chim hồng tước lông xanh chỉ bay sau khi nghe thấy chính loài của chúng phát tiếng kêu và không có động thái gì khi nghe tiếng báo động của loài khác.
Theo Robert Magrath, trưởng nhóm nghiên cứu, điều này cho thấy khả năng nhận biết tiếng kêu của chim khác loài không hề có sẵn mà chỉ được hình thành sau một quá trình học hỏi.
Trong một thử nghiệm khác, các nhà khoa học nhận thấy hồng tước lông xanh ở Canberra cũng bay tán loạn khi nghe thấy tiếng kêu báo động của chim hút mật. Hai loài này cùng sống trong một sinh cảnh. Tiếng kêu báo động của chim hút mật có âm vực thấp và cường độ giảm nhanh, hoàn toàn trái ngược với tiếng kêu báo động của hồng tước lông xanh. “Điều đó cho thấy chúng có thể nhận biết những âm thanh khác hẳn tiếng kêu của chúng”, Robert nói.
Phát hiện của các nhà khoa học Australia cho thấy các nhà bảo tồn thiên nhiên nên để những con chim sống trong môi trường nuôi nhốt nghe tiếng kêu báo động của những loài chim địa phương trước khi thả chúng về với thiên nhiên.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng
Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.
