Chim bìm bịp - loài chim có thể giữ nhà thay chó
Các ông có nhớ bản dân ca Nam Bộ "Bắc Kim Thang" không? Trong bài hát có câu: "con bìm bịp thổi tò tí te tò te" ấy? Và xin trân trọng giới thiệu, tôi chính là con bìm bịp đây.
Nghe tên thì chắc các ông cũng nghe rồi, nhưng tôi nghĩ không nhiều người biết tôi là loài chim như thế nào. Mà có khi, đến cái mặt tôi còn chưa bao giờ nhìn thấy.
Thế nên hôm nay tôi quyết định "lên sóng", để cho các ông hiểu mình đã bỏ qua điều gì.
1. Nguồn gốc cái tên bìm bịp
Họ nhà tôi có một cái tên khoa học rất kêu - Centropus sinensis, nhưng khổ nỗi chẳng ai quan tâm, mà chỉ chết với cái tên bìm bịp.
Nguồn gốc của cái tên này là vì tiếng kêu. Thực chất, họ nhà bìm bịp chúng tôi có đến 30 loài khác nhau, nhưng có một đặc điểm chung là đều phát ra tiếng kêu tương tự như âm "bìm bịp". Thế là cái tên ấy ra đời, và giờ thì chẳng ai buồn thay đổi nữa.
2. Một gia đình khác thường
Các loài chim khác xây dựng gia đình và tổ ấm với một mẫu số chung: Chim trống đi tìm mồi, chim cái đẻ trứng và chăm con.
Ở nhà bìm bịp tôi thì mọi chuyện bị đảo lộn. Do chim trống (là tôi) nhỏ bé hơn, nên phải đảm nhận việc chăm sóc mớm ăn, trong khi cô vợ tôi thì tung tăng bên ngoài, muốn về lúc nào thì về.
Như nhà anh bìm bịp đen còn khổ hơn. Vợ anh còn lấy về thêm mấy ông chồng khác, đầu mọc cả chục cái sừng mà không dám hé răng đến một lời.
3. Cơn ác mộng của rắn
Đúng rồi đấy, bìm bịp chúng tôi là chim ăn thịt, với món khoái khẩu là rắn và chuột. Nhưng riêng với rắn thì tôi buộc phải công nhận rằng bìm bịp chính là hung thần của chúng.
Chuyện là lũ nhóc mới nở của nhà bìm bịp rất phàm ăn, lại nhanh đói, vợ chồng tôi bắt rắn săn chuột không xuể. Để giải quyết câu chuyện này, chúng tôi bắt vài con rắn về làm tù binh trong tổ, chỉ cần đói là có cái ăn luôn.
Lũ rắn này thật đúng là khổ vô cùng. Chim non nhởn nhơ bên cạnh mà chẳng dám tấn công, vì hình như chúng sợ mùi lông của nhà bìm bịp. Ở các vùng nông thôn, loài người các ông toàn nuôi bìm bịp để đuổi rắn là vì thế.
4. Giữ nhà thay chó
Thời đại nuôi chó để trông nhà đã qua rồi. Giờ muốn "chất" là phải nuôi bìm bịp cơ.
Dù không biết nói như khướu hay vẹt, nhưng nhà bìm bịp chúng tôi có tiếng kêu rất to. Ngoài ra tôi cũng phải tự nhận là tính tình nhà bìm bịp có phần hung hãn, đi kèm ý thức bảo vệ lãnh thổ cực tốt nên hoàn toàn có thể giữ nhà cho con người.
Các ông sẽ phải dạy tôi làm điều đó. Khá là tốn công đấy, thường phải mất khoảng 2 - 3 năm. Đổi lại, các ông sẽ có một con chim với khả năng kêu báo động còn to hơn tiếng chó sủa, biết bay đến tấn công kẻ trộm vào nhà, lại đuổi được rắn. Hấp dẫn quá còn gì?

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.

Những sự thật ít được biết đến về loài sói
Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Khám phá gây bất ngờ ít người biết về thú ăn kiến
Thú ăn kiến không có răng. Chúng sử dụng chiếc lưỡi dài và dính của mình để bắt mồi.
