Chim bố "bế" đàn con đi bộ qua đầm nước

Khoảnh khắc chim Jacana bố dùng cánh ôm 4 con chim non trong lúc lội qua đầm nước ở Australia lọt vào ống kính một nhiếp ảnh gia.

Nhiếp ảnh gia Sally Corte đến từ Queensland, Australia chụp ảnh chim lội nước Jacana và hành vi chăm con độc đáo của loài chim này, Science Alert đưa tin. Thoạt nhìn, con chim trong ảnh giống như cá thể đột biến 8 chân. Thực chất, con chim bố đang đưa đàn con của mình tới nơi an toàn.

Chim Jacana mào lược (Irediparra gallinacea) nổi tiếng với khả năng lội nước. Đôi chân dài của chúng có hai ngón mảnh khảnh xòe rộng giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể trên bề mặt lá hoa súng và những thực vật nổi khác. Khả năng trên cho phép loài chim dài 20 - 27 cm đi trên mặt nước trong môi trường đầm lầy.

Chim bố bế đàn con đi bộ qua đầm nước
8 chiếc chân của chim non thò ra từ cơ thể chim bố. (Ảnh: Sally Corte).

Thức ăn ưa thích của chim Jacana là những động vật không xương sống ở vùng nước ngọt như ấu trùng bướm đêm và hạt của các loài cây thủy sinh như hoa súng. "Tôi rất may mắn khi đang ở trên cana lúc đó, dùng tay gạt đám bèo ong và bất ngờ trông thấy chim Jacana với vài con chim non phía sau. Dù là loài phổ biến, chúng khá rụt rè và cảnh giác, do đó rất khó chụp hình", Corte chia sẻ.

Sau khi Corte quay trở lại với máy ảnh, những con chim non đã biến mất, vì vậy cô chỉ chụp được chim bố. Mãi tới khi xử lý ảnh, Corte mới nhận ra 8 chiếc chân của chim non thò ra từ cơ thể của chim bố.

Chim Jacana bố dùng cánh ôm chim non qua mặt nước để đề phòng bất kỳ mối nguy hiểm nào. Chúng cũng di chuyển trứng bằng cách kẹp dưới cằm. Chim Jacana phân bố ở các đầm lầy từ Borneo tới New Guinea và Australia.

Năm 2000, nhà điểu học Terrence Mace phát hiện chim Jacana sống theo chế độ đa phu, có nghĩa chim cái ghép đôi cùng lúc với nhiều con đực, trung bình 2 - 3 con. Sau khi đẻ trứng vào chiếc tổ nổi trên nước, chim Jacana cái thường bay đi với bạn tình mới, bỏ lại trách nhiệm ấp trứng và chăm con cho chim đực.

Chim đực sau đó áp và bảo vệ trứng cho tới khi trứng nở. Chiến lược ghép đôi kỳ lạ này có thể là kết quả tiến hóa để đảm bảo khả năng sống sót cho chim non. "Tôi từng chứng kiến một con chim Jacana đực khác dùng thân mình che mưa cho con theo cách tương tự. Chúng quả là những ông bố tuyệt vời", Corte chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Ai cũng biết rằng món khoái khẩu nhất của loài gấu trúc chủ yếu là tre. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những căn cứ cho thấy trước đây loài này từng ăn thịt.

Đăng ngày: 04/02/2019
Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Khi kiểm tra chuồng, một phụ nữ ở tỉnh Kon Tum bất ngờ phát hiện chú gà trống đầu đàn, đã nuôi nhiều năm.. đẻ trứng.

Đăng ngày: 04/02/2019
Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Heo đột biến gene, heo có kích thước khổng lồ, heo thích chụp ảnh... là những câu chuyện thú vị về con heo nhân năm mới Kỷ Hợi 2019.

Đăng ngày: 03/02/2019
Kỳ thú loài chồn nhất định phải

Kỳ thú loài chồn nhất định phải "quan hệ", không sẽ chết

Chồn sương, hay còn gọi là chồn Ferret. Với loài chồn này, đến mùa động dục, những con cái nhất định phải có “chồng”, nếu không được quan hệ, chúng sẽ chết trong đau đớn và sưng tấy.

Đăng ngày: 02/02/2019
Vì sao những động vật lớn tiến hoá để đi bằng mũi chân?

Vì sao những động vật lớn tiến hoá để đi bằng mũi chân?

Những động vật lớn nhất thế giới tiến hóa để đi bằng mũi chân vì nó cho phép chúng phát triển đôi chân khỏe hơn và mang trọng lượng cơ thể to lớn.

Đăng ngày: 01/02/2019
Phát hiện loài giáp xác trong hang động hoàn toàn mới

Phát hiện loài giáp xác trong hang động hoàn toàn mới

Với hình dạng nhìn trông giống như những con rết biết bơi hơn là các giáp xác dưới đại dương, các nhà khoa học Mỹ vừa tuyên bố đã phát hiện được một loài hoàn toàn mới sống trong hang động.

Đăng ngày: 01/02/2019
Khoa học thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà thế nào?

Khoa học thuần hóa lợn rừng thành lợn nhà thế nào?

Từ những con lợn rừng, các nhà khoa học tiến hành nhân giống và thuần hóa để cho ra loài lợn có thịt thơm ngon.

Đăng ngày: 01/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News