Chim cánh cụt bơi 2.500km đến Australia được thả về tự nhiên
Một con chim cánh cụt giống Fiordland, New Zealand, đã bơi 2.500km và dạt vào bãi biển ở Melbourne, bang Victoria, Australia. Hiện nó đã được thả về tự nhiên.
Khi được phát hiện vào ngày 10/7, con chim cánh cụt hốc hác đang vật lộn giữa những tảng đá tại sông Kennett, cách Melbourne (Australia) 170 km về phía tây, theo Guardian.
Nó được nhân viên cứu hộ biển đưa đến sở thú Melbourne và được chăm sóc để bổ sung chất dinh dưỡng. Khi khỏe hơn một chút, con chim cánh cụt bắt đầu ăn một cách thích thú, người phụ trách thú y của sở thú Melbourne, Tiến sĩ Michael Lynch, cho biết.
"Nó ăn lượng thức ăn tương đương 20-25% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Điều này giống như một người 80kg ăn 20kg thức ăn mỗi ngày. Thật kinh ngạc là nó có thể tiêu hóa được", Tiến sĩ Lynch nói.
Con chim cánh cụt đã bơi 2.500km từ New Zealand đến Australia. (Ảnh: AFP).
Khi hồi phục hoàn toàn, con chim cánh cụt được gửi đến Công viên tự nhiên đảo Phillip để tập bơi trở lại trong bể bơi lớn, chuẩn bị cho chuyến hành trình về New Zealand.
"Chúng tôi hy vọng nó sẽ quay trở lại New Zealand và sinh sản. Chúng tôi đã đặt một vi mạch vào con chim, vì vậy nếu nó quay trở lại New Zealand trong tương lai và ai đó phát hiện ra vi mạch, chúng tôi sẽ rất hạnh phúc", Tiến sĩ Lynch chia sẻ.
Tổng số cá thể chim cánh cụt trên thế giới hiện nay vào khoảng 4.000-5.600 con. Ông Lynch cho biết trước đây chim cánh cụt rất hiếm thấy ở Australia nhưng những năm gần đây lại xuất hiện nhiều hơn mà không rõ lý do.
"Chim cánh cụt là loài có thể bơi xa hàng nghìn km để tìm kiếm thức ăn. Vì vậy không có gì lạ khi chúng ta tìm thấy chúng ở Australia. Nhưng chắc chắn nó đã bơi rất xa nhà", ông Lynch nhận định.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới
Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.

Có một loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất nhưng đã bị mất tích mà không ai biết
Rồng là tên gọi của một số loài vật có thật. Tiếc là, nhiều loài không tồn tại được quá lâu.
