Chim cánh cụt đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam

Sau hơn một tháng chào đời, chú chim cánh cụt con đầu tiên mang "quốc tịch" Việt Nam đã nặng hơn 1,3kg, có thể đứng thẳng và đi lại, sức khỏe tốt.

Cặp đôi chim cánh cụt Pengy và Penda lần đầu tiên cho ra đời quả trứng lúc 22h ngày 4/6, nặng 96gram. Sau 40 ngày ấp liên tục bởi chim bố và chim mẹ, chú chim cánh cụt con đầu tiên của Thủy cung Vinpearlland Aquarium Times City, 48 Minh Khai, Hà Nội đã chui ra khỏi lớp vỏ, được đặt tên Pengo. Đây là thành tựu lớn không chỉ với Vinpearlland Aqurium, mà còn là một dấu ấn trong việc sinh sản và nuôi dưỡng các loài động vật đặc trưng của xứ sở băng tuyết ngay tại Việt Nam. Pengo được các kỹ sư theo dõi và chăm sóc chu đáo, từ việc cân đo trọng lượng, kích thước hàng ngày đến bổ sung các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng đặc biệt và phòng bệnh.

Chim cánh cụt đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam

Tại lễ đầy tháng vào ngày 24/8 vừa qua, Pengo đã có những bước đi đầu tiên ra khỏi tổ và thực hiện nghi thức in dấu chân với 5 màu sắc tượng trưng cho các đặc tính của chim cánh cụt. Đó là màu xanh nước biển (sự dẻo dai, khéo léo); da cam (trí tuệ); tím (trung thành); vàng chanh (thuần khiết) và xanh nõn chuối (năng động).

Chim cánh cụt trong Thủy cung Vinpearlland Aquarium Times City là loài chân đen có tên khoa học Spheniscus Demersus, đặc hữu bản địa của vùng biển phía Tây Nam châu Phi. Loài chim này đã được Sách Đỏ của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) công bố ở mức nguy cấp do môi trường sống ô nhiễm làm dân số của chúng ngày càng giảm dần trên khắp “lục địa đen”.

Chim cánh cụt đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam

Tại Thủy cung Vinpearlland, đàn chim cánh cụt này gồm 20 con từ 1 đến 7 tuổi, được nuôi dưỡng và chăm sóc từ tháng 12/2013. Nơi cư ngụ của gia đình nhà chim được xây dựng mô phỏng đúng môi trường sống tự nhiên. Để chim thực sự quen với môi trường nhân tạo, công việc chăm sóc chim cánh cụt của các kỹ sư Vinpearlland Aquarium gồm nhiều công đoạn phức tạp.

Mỗi ngày, chuồng nuôi được vệ sinh 3 lần, đàn chim được cho ăn 3 buổi với lượng cá chính xác bằng 10% trọng lượng tổng đàn, trong đó có bổ sung các vi chất cần thiết khác. Ngoài việc thường xuyên theo dõi các dấu hiệu thể chất và tâm lý, đàn chim cũng được kiểm tra sức khỏe định kỳ một tuần một lần để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh, đồng thời để đảm bảo cho chim bước vào giai đoạn sinh sản một cách tốt nhất.

Chim cánh cụt đầu tiên mang quốc tịch Việt Nam

Tháng 5 vừa qua, sau khi đàn chim hoàn thành quá trình thay lông, chúng bắt đầu vào mùa sinh sản với những dấu hiệu bắt cặp. Trong giai đoạn này, các kỹ sư phụ trách phải gia tăng lượng thức ăn, bổ sung các vi chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng cho chim, đồng thời chuẩn bị những cành cây nhỏ, đưa vào chuồng nuôi để đàn chim tự làm ổ đẻ trứng.

Việc loài chim cánh cụt này có thể sinh sản tự nhiên trong môi trường nhân tạo tại Thủy cung Vinpearlland cho thấy nơi đây gần gũi với môi trường sống thực của loài, góp phần bảo tồn và phát triển các loài sinh vật quý hiếm. Đây cũng là món quà dành tặng Hệ thống Vui chơi giải trí Vinpearl Land, thuộc Tập đoàn Vingroup, nhân dịp sinh nhật lần thứ 8 vào ngày 25/8.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News