Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về "lãnh địa" phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản

Đây là những bức ảnh chụp lại cảnh hàng trăm con chim cánh cụt đang tụ tập rũ bỏ hết băng tuyết bám trên lông của chúng ở vùng biển phía nam Đại Tây Dương.

Những con chim cánh cụt hoàng đế này đang ở Salisbury Plain và vịnh St. Andrews, đây là hai địa điểm lần lượt thuộc phía nam Đại Tây Dương và biển South Georgia. Chúng nổi tiếng là "lãnh địa" của loài chim cánh cụt và có khoảng 60.000 cặp cánh cụt sẽ về đây để sinh sản. Các cặp chim cánh cụt đến đây sinh con và nuôi chúng lớn, chim cánh cụt không làm tổ mà chúng sẽ dùng chân của mình để ấp và giữ ấm cho những quả trứng, theo Bella Falk, nhiếp ảnh gia đã chụp những tấm hình này.

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về lãnh địa phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản
Cứ đến mùa giao phối, hàng trăm ngàn con chim cánh cụt sẽ di chuyển đến địa điểm này để sinh sản.

Bella nói: "Đàn chim cánh cụt đến đây đẻ trứng và nuôi con. Chúng không làm tổ mà sẽ dùng chân và phần "cánh" của mình để giữ ấm cho quả trứng. Sau khi những quả trứng nở, một con sẽ có trách nhiệm trông coi con non và con còn lại sẽ ra biển kiếm ăn, vài ngày sau nó trở về và nhả ra những gì đã kiếm được cho con. Và khi cánh cụt con được khoảng vài tuần tuổi thì nó sẽ được cho đến "nhà trẻ" - một nơi có rất nhiều cánh cụt mới sinh để cho bố mẹ của nó có thể ra khơi và tìm kiếm thức ăn".

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về lãnh địa phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản
Những con cánh cụt non với bộ lông khác biệt so với con trưởng thành.

Ngoài ra, để thực hiện những tấm hình này, Bella đã phải chịu đựng mùi lẫn tiếng ồn được phát ra từ hơn nửa triệu con chim cánh cụt, cô cho biết đây là một trong những tấm hình ấn tượng nhất mà Bella từng chụp.

"Đây cũng là một nơi thực sự nhiều niềm vui bởi vì có rất nhiều sinh vật sống ngoài kia, thoát khỏi những đô thị - nơi có đông con người sinh sống. Cuộc sống ở đây vẫn đang nở rộ. Thật tuyệt khi có thể được chứng kiến một nơi như thế, điều này khiến bạn nhận thức rõ hơn về sự mong manh của hành tinh và tầm quan trọng của việc bảo vệ thế giới tự nhiên" - nhiếp ảnh gia chia sẻ.

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về lãnh địa phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản
Có khoảng nửa triệu con chim cánh cụt tập trung ở quanh khu vực Châu Nam Cực vào mùa sinh sản.

Cánh cụt hoàng đế là một trong những loài cánh cụt lớn của thế giới, chúng được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển South Georgia. Con trưởng thành có thể cao tới 100 cm và cân nặng trung bình rơi vào khoảng 16 kg. Những con chim cánh cụt này có lông màu đen và trắng, phần ngực màu vàng, ngoài ra chúng cũng có nhiều đốm vàng xuất hiện trên đầu.

Loài cánh cụt hoàng đế chỉ sinh sản một lần vào mỗi mùa đông. Cứ đến mùa sinh sản hàng năm, hàng trăm ngàn con chim cánh cụt lại rồng rắn, lũ lượt di chuyển từ 50-120 km để đến nơi sinh sản. Mỗi con mái sẽ chỉ đẻ một quả trứng duy nhất, sau đó con đực sẽ có nhiệm vụ ấp trứng. Những nơi tập trung nhiều chim cánh cụt nhất trên thế giới là vịnh St. Andrews (150.000 cặp), Salisbury Plain (60,000 cặp), vịnh Hoàng gia (30,000 cặp), Gold Harbour (25,000 cặp), và vịnh Fortuna (7,000 cặp).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Nghiên cứu loài dơi Rhinolophus, chuyên gia phát hiện 500 loại virus corona, bổ sung bằng chứng về vật trung gian lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá hang động lớn bất thường, chưa từng được mô tả và có thể vẫn đang trong quá trình tiến hóa.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Có một nơ-ron trong não chó và các loài động vật có vú khác có chức năng phản ứng lại những kích thích ở phần nang lông.

Đăng ngày: 12/02/2020
Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Những “bài hát” réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Giun ăn thịt xâm lấn châu Âu

Sự sinh sôi nảy nở của một loài giun ngoại lai có nguồn gốc từ Argentina đang đe dọa các loài động vật hoang dã bản địa ở châu Âu.

Đăng ngày: 11/02/2020
Vì sao cua lại nhả bọt?

Vì sao cua lại nhả bọt?

Khi chúng ta mua cua đều phải chọn cua sống có vỏ cứng, nhả ra rất nhiều bọt trắng. Điều này có quy luật gì vậy?

Đăng ngày: 09/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News