Chim cánh cụt lần đầu đẻ trứng tại Trung Quốc

Thành phố Nam Kinh vừa đi vào lịch sử với tư cách là nơi đẻ trứng đầu tiên của loài chim cánh cụt hoàng đế trong điều kiện nuôi nhốt.

Một con chim cánh cụt đẻ trứng tại công viên hải dương Nam Kinh, tỉnh Giang Tô hôm 9/2. Dou Luqiang, một nhân viên tại đây kể: “Vào khoảng 9h sáng, chúng tôi nhìn thấy vài vết máu trên sàn trong lúc lau chùi các chuồng chim cánh cụt. Sau đó chúng tôi phát hiện ra Donggua, một con chim cánh cụt cái đã đẻ một quả trứng”.

Sau khi đẻ, con chim cái giao quả trứng cho chim bố và chú chim cánh cụt đực này sẽ đứng ấp trứng trong 60 ngày và không ăn uống gì. Nó chỉ rời vị trí khi chim con chui ra khỏi quả trứng. Các nhân viên trong công viên chuẩn bị mọi thứ để chào đón chim cánh cụt con, dự kiến sẽ chào đời vào giữa tháng 4. 

Một gia đình chim cánh cụt hoàng đế. Ảnh: National Geographic.


Cánh cụt hoàng đế là một trong những loài chim cánh cụt lớn ở Nam Cực. Dấu hiệu đặc trưng của chúng là các đám lông màu vàng và cam trên cổ. Độ dài cơ thể chúng vào khoảng 100-130 cm. Con đực có trọng lượng 22-40 kg, con cái nặng 20-32 kg. Cánh cụt hoàng đế là những viên đạn biển thực sự - chúng có thể lao xuống độ sâu 500 mét mò thức ăn, giữ hơi thở lâu đến 22 phút. Điều này cho phép chúng tận dụng được nguồn tài nguyên mà các loài chim khác không với tới.

Loài chim này không bao giờ bị ướt. Lớp lông ngoài cùng của chúng phẳng lỳ, phủ đầy dầu và không thấm nước. Có một khoảng trống giữa lớp lông này và lớp da mà nước không bao giờ lọt vào được, giữ cho chim cánh cụt hoàng đế không bị biến thành cục băng trong biển Nam cực.

Ở hầu hết các loài cánh cụt, con đực rất hung dữ trong việc tranh giành lãnh thổ. Nhưng cánh cụt hoàng đế lại là ngoại lệ. Chúng túm tụm nhau trong một nhóm chật ních, có thể đông tới cả nghìn cá thể trong khi vẫn chăm nom trứng. Bầy lớn nhất mà người ta từng nhìn thấy trên đảo Coulman ở biển Ross có tới 25.000 con đực. Việc đứng sát nhau giúp chúng giữ ấm cho cơ thể.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 25/06/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 22/06/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 21/06/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 21/06/2025
Kinh ngạc loài ếch khổng lồ, dài 1m, nặng 8kg

Kinh ngạc loài ếch khổng lồ, dài 1m, nặng 8kg

Chúng sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi, nơi có những con sông chảy xiết và khu rừng rậm nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm.

Đăng ngày: 21/06/2025
Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh

Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.

Đăng ngày: 21/06/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 20/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News