Chim chịu gian khổ giỏi nhất: Bay nghìn dặm, không ăn uống

Chim dẽ giun lớn có thể bay 4.000 dặm (hơn 6.000 km) với tốc độ 60 dặm/giờ mà không cần dừng lại để ăn hoặc uống nước.

Chim dẽ giun có tên gọi khác là loài chim lội nước, có kích thước gần bằng chim bồ câu nhỏ. Loài này thường trú ngụ mùa hè ở Đông Âu, sau đó di cư đến châu Phi mùa đông.


Dẽ giun được xem là một trong những con vật có khả năng chịu gian khổ nhất trong thế giới động vật (Ảnh: Utahbird.org).

Các nhà nghiên cứu người Anh và Thụy Điển gắn thiết bị điện tử vào 3 con chim dẽ giun đực, theo dõi hành trình bay của chúng từ châu Âu đến châu Phi. Kết quả cho thấy có một con chim thực hiện chuyến bay dài 3.834 dặm trong 3 ngày, một con khác bay 4.445 dặm trong 3 ngày rưỡi, con còn lại bay 2.871 dặm trong 48 giờ.

Đến mùa xuân, họ theo dõi hành trình tương tự của những chú chim này, và tốc độ bay của chúng là khoảng 33-60 dặm/giờ. Trong hành trình bay, chúng không hề dừng lại để kiếm thức ăn như các loài chim lội nước khác.

Grahame Madge, thành viên của Hiệp hội Hoàng Gia bảo vệ loài chim (RSPB), Anh cho biết: “Loài chim dẽ giun lớn thường có mỏ lớn. Thật ngạc nhiên khi chúng có thể bay quãng đường dài mà không hề nghỉ ngơi. Một số loài chim khác thường nghỉ cố định và thường xuyên tại một số điểm để lấy lại năng lượng”.

Loài chim này trước đây thường thấy ở Anh, nhưng chúng bị săn bắt rất nhiều. Ngày nay, loài chim này trở nên hiếm, thường mỗi năm người ta phát hiện được 2-3 con.

Nhiều loài chim khác có thể bay với quãng đường lớn hơn, nhưng tốc độ thì không nhanh như loài dẽ giun này. Chẳng hạn như chim nhạn ở Bắc Cực bay 50.000 dặm mỗi năm để di cư từ Bắc Cực đến Nam Cực và ngược lại. Nhưng cuộc hành trình của chúng kéo dài trong nhiều tháng.

Vì vậy, loài dẽ giun được xem là một trong những con vật có khả năng chịu gian khổ nhất trong thế giới động vật.

Từ khóa liên quan:

chim

loài chim

chim dẽ giun

gian khổ

Loading...
TIN CŨ HƠN
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật

Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News