Chim di trú học “ngôn ngữ địa phương”

Cũng như nhiều khách du lịch học các từ địa phương, những chú chim di trú có vẻ như học và hiểu được lời gọi phổ biến của những loài chim không liên quan mà chúng gặp phải trong chuyến hành trình của mình.

Những chú chim định cư lâu dài tại một địa điểm trong suốt cả năm không gặp nhiều khó khăn khi xác định các loài săn mồi như diều hâu, chồn và rắn.

Tuy nhiên, chim di trú thường xuyên phải đối diện với nguy cơ gặp phải thú săn mồi trong quá trình di chuyển mà chúng không nhận diện được mối nguy hiểm đó ngay lập tức.

Theo tác giả của công trình nghiên cứu Joe Nocera, ĐH Queen, “Khi lần đầu tiên tôi đến một cánh rừng già ở Belize tôi bị sự đa dạng của các loài rắn làm cho kinh ngạc. Tôi nhận ra tôi không thể dành cả ngày tránh từng con rắn mà tôi thấy. Tôi phải học từ người dân ở đây loài nào là nguy hiểm.”

“Điều đó khiến tôi tự hỏi làm cách nào chim di trú, tức cũng mù mờ như tôi, đối phó với việc này. Tôi ngờ rằng chúng cũng phải học từ loài bản địa.”

Một số nhà sinh thái trước đây cho rằng những loài di chuyển xa học hỏi từ các loài địa phương để nhận được thông tin về các loài săn mồi lạ, nhưng chứng cứ cho giả thuyết này vẫn mơ hồ.

Để khám phá khả năng trên, các nhà nghiên cứu tại ĐH Queen, Ontario, Canada, bật những tiếng gọi cảnh báo thú săn mồi của cả loài bản địa và loài ngoại cư cho các loài chim đi qua Belize trong những chuyến di cư dài cũng như cho chim bản địa rồi theo dõi phản ứng của chúng.

Công trình xuất hiện trên ấn bản tháng 7 của tờ Behavioral Ecology and Sociobiology.

Chim di trú học <i>“ngôn ngữ địa phương”</i>

Các nhà khoa học đang nghiên cứu khả năng của chim di trú học và hiểu được những tiếng gọi phổ biến của các loài chim không liên quan, như loài chim chích Kentucky quan sát được trong ảnh, sống ở Bắc Mỹ và trú đông ở Trung Mỹ. (Ảnh: Joe Nocera/ Đại học Queen)
Được xuất bản vào tháng 7 năm 2008, phát hiện của công trình nghiên cứu cho thấy chim di trú có thể tách thông tin chi tiết từ những tiếng gọi chống thú săn mồi do các loài khác phát ra mà chúng gặp phải trong quá trình di chuyển.


Thổ ngữ

Belize đầy những thú săn mồi từ trăn nhiệt đới đến mèo rừng và diều hâu. Nó nằm trong tuyến di cư chính của 83 loài chim bay từ Bắc Mỹ xuống miền nam trú đông. Trong khi một số loài chim kết thúc chuyến đi của mình tại Belize, một số khác lại tiếp tục di chuyển xuống Nam Phi.

Nocera và các cộng sự thu được những tiếng gọi chống kẻ thù do đám đông chim tanager xanh xám và chim chickadee mỏ đen rồi bật cho các loài chim trong vùng nghe.

Các nhà khoa học hy vọng chim bản địa sẽ phản ứng lại tiếng gọi của chim tanager, vì tanager có ở khắp nơi thuộc Belize. Nhưng họ không chắc chắn liệu chim di trú có hiểu thổ ngữ của chim địa phương hay không.

Nhóm phát hiện ra rằng khi chim bản địa và chim di trú nghe tiếng kêu của tanager, chúng phản ứng bằng thái độ lo lắng, bồn chồn thông qua việc liên tục phát ra tiếng kêu và thay đổi vị trí.

Đáng chú ý là họ phát hiện chim di trú cũng phản ứng với tiếng kêu chống kẻ thù của chim chickadee, thậm chí khi chim chickadee không được thấy ở bất kỳ nơi nào gần Belize. Chim bản địa không phản ứng với tiếng kêu của chickadee chút nào.

“Việc chim di trú phản ứng lại tiếng gọi của một loài mà chúng không thể nghe trong vòng 2.000 km tính từ nơi là một ngạc nhiên lớn.”

Hồi ức

Lauren Benedict, nhà điểu học tại ĐH California, Berkeley, người không tham gia vào công trình này, phát biểu “Thật đáng ngạc nhiên rằng thậm chí ở cách xa cả một châu lục loài chim vẫn nhớ và phản ứng lại tín hiệu nguy hiểm. Điều này chứng minh khả năng ấn tượng của loài chim là nhận ra và ghi nhớ các tín hiệu âm thanh.”

Laszlo Garamszegi, nhà sinh thái học tại ĐH Antwerp, Bỉ, cũng không tham gia vào công trình, “Những phát hiện này có phần tương tự với những gì chúng tôi phát hiện về sự bắt chước âm thanh. Chúng tôi phát hiện rằng chim di trú khoảng cách dài học được nhiều âm thanh hơn chim bản địa.”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News