Chim diều ăn rắn

Chim diều ăn rắnChim diều ăn rắn tên thường gọi là Sagittarius serpentarius sống trong những đồng cỏ hoang thuộc miền Nam Sahara. Người phương Tây còn đặt tên cho chúng là "chim thư ký". Sở dĩ được gọi "Chim diều ăn rắn" bởi khả năng tuyệt vời của chúng trong việc chế ngự và xơi tái bất cứ con rắn nào bất kể con rắn đó có nọc độc mạnh. Trên thực tế chim Sagittarius serpentarius cũng sẽ chết nếu bị rắn độc cắn trúng.

Cảnh chim Sagittarius serpentarius bắt rắn cũng rất kỳ lạ: Nó tóm lấy con rắn bằng những móng chân chắc khỏe và đập đầu con rắn cho đến chết, đồng thời tự bảo vệ mình khỏi bị cắn bằng đôi cánh to lớn đầy lông. Cũng có khi nó chộp con rắn và tung con rắn lên cao nhiều lần khiến cho con mồi bất tỉnh. Nó biết kiểm tra con rắn cẩn thận trước khi nuốt. Ở Nam Phi, người ta thường nuôi loại chim này để giết rắn và chuột.

Chim diều ăn rắn thường dùng cách giẫm đạp thật mạnh để giết con mồi. Hầu hết những con vật bò trên mặt đất như côn trùng, thằn lằn, rắn hay một số động vật hữu nhũ nhỏ đều có thể trở thành mồi. Chúng có thể chạy đuổi theo bắt mồi, ngoài việc dùng mỏ sục sạo, chim Sagittarius serpentarius còn biết giẫm đạp vào bụi cây cỏ để làm con mồi hoảng sợ chạy ra.

Còn khi bị rượt đuổi, chim Sagittarius serpentarius thường đi thật nhanh khỏi chỗ nguy hiểm, hay có thể vừa dang cánh ra vừa chạy. Nhưng nếu quá nguy cấp, chúng có thể bay vút lên. Chúng biết dựa theo hơi nóng từ dưới đất bốc lên để bay rất cao và xa. Tuy chúng bay giỏi, nhưng hiếm thấy chúng bay.

Chim diều ăn rắnLoại chim này hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Chân dài, bước sải dài, mỗi ngày chúng đi bộ khoảng 30km. Ban đêm, chúng đậu trên các cành cây. Thân mình dài hơn 1m, nặng khoảng 4kg, tuy thuộc loại chim săn thịt nhưng chúng không giống những con chim săn mồi thông thường khác ở chỗ là có chân dài, cánh dài và đuôi cũng dài.

Loại chim này nổi tiếng sống chung thủy, tuy một vợ một chồng đến trọn đời nhưng có điều lạ là chim trống và chim mái không hề ở chung chỗ với nhau. Con trống và con mái thường ở cách chỗ nhau một khoảng ngắn.

Chúng cũng đặc biệt thích ở mãi tại một khu vực nhất định nào đấy. Vào mùa sinh sản, các cặp chim Sagittarius serpentarius đều trở nên hung dữ, chúng đuổi tất cả những địch thủ nào xâm nhập vào lãnh địa của chúng.

Tổ được làm từ cành cây, có chiều ngang đến 2,4m dù là chỉ để chứa từ 2-3 trứng. Chúng thích làm tổ trên cây gai, tổ thường khó bị phát hiện và khó leo tới từ bên dưới. Loại chim này rất có tình cảm: Chim mái ấp trứng từ 44-48 ngày, trong thời gian đó chim trống đi kiếm mồi về cho chim mái. Trứng chim có màu trắng, mất khoảng 50 ngày mới nở. Chim non có thể bay đi được khoảng 8-10 tuần tuổi.

Chim Sagittarius serpentarius khá khôn ngoan: chúng thường có thói quen tụ tập đến những khu vực vừa mới xảy ra hỏa hoạn - vì nơi đó có rất nhiều con mồi đang bị thương nặng hay không còn chỗ trú ẩn.

Chim diều ăn rắn là một loại chim kín tiếng, ngoại trừ một vài tiếng kêu hiếm hoi khi chúng tán tỉnh nhau.

Chim diều ăn rắn

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Chèo bẻo

Chèo bẻo "cưỡi" chim săn mồi trên không

Chèo bẻo đen nhỏ bé chủ động tấn công diều hoa Miến Điện khi nó đang loay hoay với con mồi.

Đăng ngày: 23/07/2018
Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Giải cứu trăn khổng lồ dài 10 mét sang đường, bị xe đè kẹt cứng

Theo Sputnik, dân làng ở Indonesia đã giúp giải cứu con trăn khổng lồ dài tới 10 mét trên đường Axis 10 dẫn đến thành phố Palopo.

Đăng ngày: 23/07/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News