Chim dọa cáo
Trong lúc kền kền thưởng thức miếng thịt thì con cáo xuất hiện và con chim buộc phải thủ thế để tự vệ.
Mặc dù to hơn cáo, con kền kền Griffon vẫn tỏ ra hoảng sợ khi nhìn thấy kẻ phá bĩnh. Nhưng nó không thể bay ngay vì cơ thể khá lớn. Con chim xù lông, đập cánh và đi xung quanh đối thủ. Con cáo cũng xù lông, nhe răng và xoay cơ thể theo chiều di chuyển theo con chim. Nó tìm cách đớp vào cổ kền kền nhưng con chim đều tránh được. Cuối cùng kền kền bay lên.
Mladen Vasilev, một nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên du lịch tại Bulgaria, đã chụp được cuộc đụng độ giữa hai con vật. Người thanh niên 30 tuổi cho biết, cuộc đụng độ diễn ra tại khu bảo tồn thiên nhiên trong dãy núi Rhodope, Bulgaria. Nhân viên vườn thú thường xuyên ném thịt vào khu vực sinh sống của kền kền để chúng ăn.
Kền kền thủ thế với cáo trong khoảng 10 giây để tìm cơ hội thoát thân.
Ảnh: Mladen Vasilev.
“Con kền kền khá nặng nên nó không thể bay ngay lập tức khi nhìn thấy cáo. Vì thế tôi có khoảng 10 giây để chụp cảnh tượng nó đập cánh để dọa cáo và tránh những cú đớp từ đối thủ. Sau khi kền kền bay lên không trung con cáo đánh dấu lãnh thổ của nó rồi cũng biến mất”, Vasilev kể với Telegraph.
Bức ảnh của Vasilev được đăng trên Telegraph vào ngày 24/11.
Kền kền là tên gọi chung của một nhóm các loài chim chuyên ăn thịt và xác động vật. Chúng sống ở các châu lục, trừ Nam Cực và châu Đại Dương. Một trong những đặc điểm nổi bật của kền kền là đầu không có lông để tiện cho việc chui đầu vào xác chết. Vì đầu không có lông nên kền kền có thể rửa sạch máu, dịch từ xác động vật dính trên đầu tại các nguồn nước.

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)
Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)
Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
