Chim hót linh hoạt hơn khi thời tiết biến động

Một cuộc nghiên cứu mới về loài chim sơn ca Bắc Mỹ đã cho thấy rằng chim sống trong thời tiết thay đổi thất thường sẽ cất tiếng hót linh hoạt hơn.

Để kiểm nghiệm ý kiến này, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Quốc gia Úc và Trung tâm Tổng hợp Tiến hóa Quốc gia đã phân tích các đoạn thu âm giọng hót của hơn 400 con chim trống thuộc 44 loài sơn ca Bắc Mỹ. Bộ dữ liệu này bao gồm chim vàng anh, chim hét, chim chích, chim sẻ, chim giáo chủ, chim họ sẻ…

Theo trang tin Science Daily, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phần mềm máy tính để biến đổi mỗi đoạn ghi âm này thành ảnh phổ. Giống như bản tổng phổ âm nhạc, mẫu đường vạch và kẻ sọc phức tạp trong một ảnh phổ giúp các nhà khoa học gia nhìn thấy và phân tích bằng mắt từng đoạn âm thanh.

Đối với mỗi loài chim trong bộ dữ liệu này, họ đã đo lường các đặc tính giọng hót như độ dài, những nốt cao nhất và thấp nhất, số nốt, và khoảng cách giữa các nốt.

Khi họ kết hợp dữ liệu này với các đoạn ghi âm về nhiệt độ, lượng mưa và nhiều thông tin khác như môi trường sống và phạm vi sống, họ nhận thấy một mô hình đáng ngạc nhiên: những con trống phải trải qua điều kiện thời tiết biến động nhiều hơn có tiếng hót linh hoạt hơn.

“Chúng có thể hót những nốt thật sự thấp hoặc thật sự cao, hoặc chúng có thể điều chỉnh độ to nhỏ hoặc độ nhanh”, đồng tác giả nghiên cứu Clinton Francis thuộc Trung tâm Tổng hợp Tiến hóa Quốc gia cho biết.

Ngoài sự biến động thời tiết theo mùa, các chuyên gia còn nghiên cứu sự khác nhau về địa lý và cũng nhận thấy một mô hình tương tự. Những loài sống ở nơi có sự khác biệt lớn về lượng mưa sẽ hót những giai điệu phức tạp hơn. “Lượng mưa liên quan mật thiết đến sự dồi dào cây cối ở nơi sống”, đồng tác giả Iliana Medina thuộc Đại học Quốc gia Úc giải thích.

Hay nói cách khác, thay đổi cây cối có nghĩa là thay đổi môi trường âm thanh.

Một nhóm nghiên cứu khác đã ghi nhận mối liên hệ tương tự giữa môi trường với tiếng chim hót ở loài chim nhại vào năm 2009, nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy mô hình chung của nhiều loài chim.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News