Chim khổng lồ DIatryma không phải là loài ăn thịt
Trái với những điều đã được kết luận trước đây, một nghiên cứu mới cho thấy chim Diatryma khổng lồ chỉ là loài động vật ăn cỏ hiền lành.
Các dấu chân của con chim khổng lồ Diatryma cho thấy nó là động vật ăn cỏ hiền lành chứ không phải là một động vật ăn thịt hung dữ.
Một nhóm các nhà nghiên cứu từ Washington, Hoa Kỳ, đã kiểm tra các vết chân được phát hiện trong một vụ lở đất trong năm 2009.
Nghiên cứu trước đó cho rằng, con chim khổng lồ nói trên là một kẻ săn mồi ăn thịt hoặc ăn xác thối. Tuy nhiên dấu chân không có móng vuốt đã ủng hộ giả thuyết rằng Diatryma không phải là một loài ăn thịt.
Cao khoảng 2,13m và có một cái đầu và mỏ to, con chim khổng lồ không biết bay Diatryma thường được miêu tả như là một động vật ăn thịt hung dữ trong cả các công trình khoa học cũng như trên các phương tiện truyền thông.
Chim Diatryma khổng lồ
Nhà địa chất học và thành viên nhóm nghiên cứu George Mustoe, từ Đại học Western Washington tại Bellingham, Mỹ cho biết con vật này được nghĩ là: “loài chim thay thế khủng long trở thành loài ăn thịt hàng đầu”, "Chúng ta hãy trung thực: những sinh vật đáng sợ, ăn thịt hung dữ thu hút sự chú ý nhiều hơn rất nhiều so với các động vật ăn cỏ hiền lành".
Nghiên cứu, được công bố trong tạp chí Cổ sinh vật học, phân tích một tập hợp các dấu chân có niên đại khoảng 55,8 đến 48,6 triệu năm trước tại Lower Eocene Eocene. Được bảo quản trong sa thạch, các dấu chân tạo ra một phần của Chuckanut Formation tại phía Tây Bắc Washinton, Mỹ.
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, nhiều dấu vết được bảo quản tốt có thể được tạo ra bởi Diatryma. Điều này giúp họ tìm hiểu về các dấu chân bỏ lại sau bởi con chim khổng lồ này và các dấu chân cung cấp một bằng chứng mới về cái mà loài chim này ăn là gì.
"Các dấu vết rõ ràng cho thấy rằng loài vật này không có móng vuốt dài, nhưng có móng chân khá ngắn", ông David Tucker, từ Đại học Western Washington, người cũng tham gia nghiên cứu cho biết.
"Các loài chim ăn thịt phải có móng vuốt dài sắc nhọn để giữ con mồi”, David Tucker giải thích.
Các nhà cổ sinh vật học đầu tiên nghiên cứu hóa thạch Diatryma đã kết luận rằng con chim khổng lồ là một động vật ăn thịt vì kích thước của nó, với cái đầu rất lớn và mỏ lớn.
Bộ xương Diatryma được tìm thấy đầu tiên ở Mỹ được bảo quản cùng với xương ngựa nhỏ và các động vật có vú nhỏ khác. Diatryma có chân tương đối ngắn, điều này cho thấy nó không thể chạy đủ nhanh để bắt những con mồi, và do đó nó là động vật ăn cỏ.
Phân tích sâu hơn cho thấy rằng loài chim này không có một cái móc ở cuối mỏ của nó - một đặc điểm được tìm thấy trong tất cả các loài chim ăn thịt giúp chúng giữ và xé xác con mồi.
Nhiều khả năng là Diatryma sử dụng mỏ của chúng để cắt lá, ăn trái cây và hạt giống từ các khu rừng cận nhiệt đới nơi mà chúng sinh sống.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm
Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
