Chim mái biết ngăn chặn ngoại tình
Con mái trong loài chim ăn kiến biết cách tạo ra những âm thanh khiến những "chị em" độc thân khác không thể nghe được những giai điệu tán tỉnh của bạn đời.
![]() |
Một con chim ăn kiến ở Ecuador. Ảnh: birdfinders.co.uk. |
Chim ăn kiến (Thamnophilidae) sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Mỹ. Chúng ăn kiến, côn trùng và một số động vật chân đốt. Sau khi theo dõi một thời gian dài, các chuyên gia Đại học Oxford (Anh) nhận thấy các cặp vợ chồng chim ăn kiến thường song ca với nhau khi phải tranh giành lãnh thổ hoặc thi thố với các cặp khác.
Nhưng khi chim trống tới gần một con mái khác thì bản song ca vụt tắt, nhường chỗ cho những giai điệu phức tạp hơn của con cái nhằm ngăn chặn tín hiệu ve vãn của con trống. Trong nhiều trường hợp, chim mái hót thật to để lấn át giai điệu yêu đương của "chồng".
Ở nhiều loài chim, con đực dùng tiếng hót để ngăn cản kẻ khác ve vãn "vợ". Một số loài chim sống ở các đô thị biết cách thay đổi kiểu hót và âm vực để át âm thanh ồn ào trên đường phố. Nhưng phát hiện mới là bằng chứng đầu tiên cho thấy hành vi “ngăn chặn tín hiệu yêu đương” giữa các cặp uyên ương trong thế giới của loài chim.
“Chim mái tìm cách ngăn chặn tín hiệu tỏ tình của bạn đời để con chim trống không thể quyến rũ một con chim mái nào đó chưa có đôi lứa”, Joseph Tobias, một chuyên gia của Đại học Oxford, phát biểu.
Nhóm nghiên cứu cho rằng mục đích của hành vi ngăn chặn tín hiệu là làm cho mức độ hấp dẫn của con đực giảm hoặc cho con mái đơn thân kia biết rằng "trái tim của chim trống đang hót đã có chủ". Những phát hiện mới ở loài chim ăn kiến có thể giúp giới chuyên gia sinh học hiểu rõ hơn về cách thức phát triển của tín hiệu giao tiếp trong quá trình tiến hóa của động vật.
Hiện các nhà khoa học đã tìm ra hơn 200 loài chim ăn kiến. Chúng sở hữu thân hình nhỏ nhắn, đôi cánh tròn và cặp chân khỏe. Lông của chúng có màu xám sẫm, hung đỏ, trắng, nâu. Phần lớn chim ăn kiến sống trong rừng, một số sống ở núi và đồng bằng. Chim mái thường đẻ hai trứng một lứa. Chim trống và chim mái thay nhau ấp trứng và kiếm mồi. Sau khi trứng nở, mỗi con sẽ chăm sóc một chim non.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
Đăng ngày: 25/06/2025

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
Đăng ngày: 22/06/2025

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.
Đăng ngày: 21/06/2025

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới
Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.
Đăng ngày: 21/06/2025

Kinh ngạc loài ếch khổng lồ, dài 1m, nặng 8kg
Chúng sống nhiều ở các khu rừng cận xích đạo của Tây Phi, nơi có những con sông chảy xiết và khu rừng rậm nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm.
Đăng ngày: 21/06/2025

Chuyện yêu đương của vị chúa rừng xanh
Như muôn loài, "yêu" cũng là cách để hổ duy trì nòi giống. Thế nhưng, cách yêu của vị chúa tể rừng xanh này cũng thật độc đáo.
Đăng ngày: 21/06/2025

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.
Đăng ngày: 20/06/2025
Tiêu điểm