Chim nguyên thủy có chung số phận với khủng long
Một nghiên cứu mới đây đã đặt dấu chấm hết cho cuộc tranh luận lâu đời về các loài chim cổ xưa đã tuyệt chủng như thế nào, nghiên cứu đã cho thấy chúng đã hầu như bị xóa sổ bởi các tác động của thiên thạch đồng thời chấm dứt số phận loài khủng long vào 65 triệu năm trước đây.
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã tranh luận rằng: liệu các loài chim từ kỷ Phấn Trắng- rất khác so với loài chim hiện đại, đã chết một cách từ từ hay bị giết chết một cách đột ngột bởi các thiên thạch. Tranh luận này xuất phát một phần từ thực tế rằng có rất ít hóa thạch của các loài chim ở cuối kỷ này được phát hiện.
Giờ đây, một nhóm các nhà sinh vật cổ học dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Nicholas Longrich thuộc đại học Yale đã cung cấp bằng chứng rõ ràng rằng nhiều loài chim nguyên thủy sống sót cho đến thời điểm chịu tác động của thiên thạch. Họ đã nhận dạng và xác định thời gian của bộ sưu tập lớn với các hóa thạch chim đại diện cho một loạt các loài khác nhau, trong số đó vẫn còn nhiều loài sống trong vòng 300.000 năm với tác động của thiên thạch.
Longrich cho biết: "Điều này chứng tỏ rằng nhiều loài đã bị tuyệt chủng hết sức đột ngột, trong thời gian biến đổi địa chất". Nghiên cứu này được công bố trong tuần từ ngày 19/9 trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra bộ sưu tập lớn của gần 24 hóa thạch chim phát hiện ở Bắc Mỹ - đại diện cho các loài tồn tại trong kỷ Phấn trắng - từ các bộ sưu tập của Bảo tàng lịch sử tự nhiên thuộc Yale Peabody, các Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, Đại học thuộc Bảo tàng sinh vật học cổ học California và Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan. Mẫu chim hóa thạch từ kỷ Phấn trắng là cực kỳ hiếm, Longrich cho biết, do xương chim rất nhỏ và mong manh nên dễ dàng bị hư hỏng hoặc cuốn trôi trong dòng suối.
Các xương từ 17 loài chim đã tuyệt chủng thuộc kỷ Phấn trắng trong cùng khoảng thời gian với khủng long. Hai xương bên trái là xương chân và phần còn lại là xương vai. (Nguồn: Sciencedaily.com)
"Những loài chim được phát hiện đã không được nghiên cứu một cách thực sự nghiêm túc", Longrich nói. "Chúng tôi đã xem xét chi tiết hơn nữa các mối quan hệ giữa các xương và các loài chim hơn bất cứ ai đã làm trước đây”.
Longrich tin rằng một phần nhỏ của các loài chim kỷ Phấn trắng sống sót sau tác động của thiên thạch đã duy trì và làm phong phú các loài chim ngày nay. Những loài chim ông đã kiểm tra cho thấy sự đa dạng hơn nhiều những gì chưa được nhìn thấy ở các loài chim từ cuối kỷ Phấn Trắng, kích thước của chim sáo đá có thể bằng một con ngỗng nhỏ. Một số có mỏ dài đầy răng.
Tuy nhiên, các loài chim hiện đại vẫn rất khác những loài tồn tại trong suốt cuối kỷ Phấn trắng, Longrich nói. Ví dụ, loài chim ngày nay đã phát triển trên một phạm vi rộng lớn với nhiều tính năng chuyên trách và tập quán sống, từ chim cánh cụt, chim ruồi đến chim hồng hạc, trong khi các loài chim nguyên thủy chỉ chiếm một phạm vi hẹp trong hệ sinh thái.
"Các phác họa cơ bản đã được tiến hành, tất cả các tính năng chuyên trách chủ yếu phát triển sau khi tuyệt chủng hàng loạt, khi các loài chim tái phát triển với sự đa dạng của ngày nay", Longrich nói. "Nó tương tự như những gì đã xảy ra với động vật có vú sau thời kỳ của khủng long”.
Longrich cho biết thêm, nghiên cứu này không phải là tiên phong cho thấy loài chim cổ xưa tuyệt chủng một cách đột ngột. "Có những bằng chứng cho rằng những loài chim này đã bị quét sạch cùng một lúc như những con khủng long", Longrich nói. "Nhưng bằng chứng mới có tác dụng quyết định, chấm dứt các cuộc tranh luận”.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.
