Chim ó quắp cá đuôi gai lao vút lên trời

Chim ó thể hiện bản lĩnh săn mồi bậc thầy khi lao vút xuống nước và bắt gọn cá đuôi gai xanh trong chớp mắt.

Chim ó quắp cá đuôi gai lao vút lên trời
Chim ó cá nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh như thể đang khoe mồi. Ảnh: Michiel Oversteegen.

Nhiếp ảnh gia Michiel Oversteegen ghi lại khoảnh khắc chim ó cá hay còn gọi là chim ưng biển quắp chặt mồi to bằng bộ vuốt sắc nhìn thẳng vào ống kính máy ảnh trong lúc đang bay trên bãi biển Arashi ở Aruba hồi cuối tháng 1, theo Mirror. Màu xanh biếc của con cá tương phản với đôi mắt vàng rực của chim ó, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp.

"Trong lúc lái xe dọc bờ biển, tôi trông thấy con chim ó làm nước bắn tung tóe. Tôi nhanh chóng đỗ xe và lấy máy ảnh. Ngay khi tôi bước ra khỏi xe, chim ó bay vọt lên và chật vậy tìm cách giữ chặt con cá bất hợp tác", Oversteegen cho biết. Theo nhà nhiếp ảnh, đây là lần đầu tiên ông chứng kiến loài chim săn mồi này bắt cá rạn san hô.

Oversteegen chia sẻ bức ảnh trên Facebook cá nhân và suy đoán con cá trong hình nhiều khả năng là cá đuôi gai xanh. "Chim ó bắt gọn một con cá đuôi gai xanh khá lớn. Khi bay lướt qua, nó nhìn thẳng vào mắt tôi như muốn khoe chiến lợi phẩm vừa giành được", Oversteegen chia sẻ.

Cá đuôi xanh không phải thức ăn dành cho con người do mùi tanh và gây ngộ độc cá biển. Đây là dạng ngộ độc do ăn phải cá chứa độc tố sản sinh bởi loài vi tảo biển mang tên Gambierdiscus toxicus, theo Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn Dịch bệnh Mỹ (CDC). Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản chim ó cá săn mồi.

Cá đuôi gai xanh chuyên sống ở rạn san hô và ngủ trong những khe hốc nhỏ vào ban đêm để bảo vệ bản thân trước động vật săn mồi, theo Bảo tàng Florida. Loài cá này trải qua ba giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn đầu chúng có màu vàng tươi khi còn nhỏ. Sau đó, chúng chuyển sang màu sắc pha trộn giữa vàng và xanh dương ở thời kỳ sắp trưởng thành. Sau khi trưởng thành, chúng có màu xanh dương sẫm hoặc xanh dương ngả tía với sống đuôi màu vàng. Cá đuôi gai xanh có thể đạt chiều dài 25 cm và thường sinh sống ở vùng ven biển Nam Mỹ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo chim hồng y có ngoại hình nửa đực, nửa cái siêu hiếm

Độc đáo chim hồng y có ngoại hình nửa đực, nửa cái siêu hiếm

Một cặp vợ chồng tại Pennsylvania (Mỹ) vừa phát hiện một con chim hồng y cực hiếm xuất hiện trong vườn nhà mình.

Đăng ngày: 07/02/2019
Chim bố

Chim bố "bế" đàn con đi bộ qua đầm nước

Nhiếp ảnh gia Sally Corte đến từ Queensland, Australia chụp ảnh chim lội nước Jacana và hành vi chăm con độc đáo của loài chim này, Science Alert đưa tin.

Đăng ngày: 04/02/2019
Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Ai cũng biết rằng món khoái khẩu nhất của loài gấu trúc chủ yếu là tre. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những căn cứ cho thấy trước đây loài này từng ăn thịt.

Đăng ngày: 04/02/2019
Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Khi kiểm tra chuồng, một phụ nữ ở tỉnh Kon Tum bất ngờ phát hiện chú gà trống đầu đàn, đã nuôi nhiều năm.. đẻ trứng.

Đăng ngày: 04/02/2019
Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Heo đột biến gene, heo có kích thước khổng lồ, heo thích chụp ảnh... là những câu chuyện thú vị về con heo nhân năm mới Kỷ Hợi 2019.

Đăng ngày: 03/02/2019
Kỳ thú loài chồn nhất định phải

Kỳ thú loài chồn nhất định phải "quan hệ", không sẽ chết

Chồn sương, hay còn gọi là chồn Ferret. Với loài chồn này, đến mùa động dục, những con cái nhất định phải có “chồng”, nếu không được quan hệ, chúng sẽ chết trong đau đớn và sưng tấy.

Đăng ngày: 02/02/2019
Vì sao những động vật lớn tiến hoá để đi bằng mũi chân?

Vì sao những động vật lớn tiến hoá để đi bằng mũi chân?

Những động vật lớn nhất thế giới tiến hóa để đi bằng mũi chân vì nó cho phép chúng phát triển đôi chân khỏe hơn và mang trọng lượng cơ thể to lớn.

Đăng ngày: 01/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News