Chim phân biệt được nhiều màu sắc hơn người
Các nhà khoa học Anh cho biết mắt chim phân biệt được nhiều màu sắc hơn mắt người. Chính ánh sáng tử ngoại mà người không trông thấy được mới giữ vai trò chủ yếu trong đời sống các loài chim.
Mắt các loài chim có tới 4 thụ quan trong khi con người chỉ có 3.
Báo InoPressa, trích dẫn từ Tạp chí Corriere della Sera, đưa tin nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Birmingham (Anh Quốc) đã nghiên cứu các sóng ánh sáng phản chiếu từ vỏ trứng chim và phát hiện: Vỏ trứng có chứa sắc tố protroporfirin và biliverdin, khiến vỏ trứng (dù chỉ một màu hay lốm đốm) có sắc độ riêng. Proporfirin làm vỏ trứng có màu nâu nhạt, còn biliverdin làm trứng hơi xanh lơ hoặc xanh lá cây.
Philipp Cassy, điều phối viên của dự án cho biết đối với chim các màu sắc quan trọng nhất hình thành là nhờ ánh sáng tử ngoại. Mắt người không nhận ra được loại ánh sáng này nhưng chính nó giúp chim bảo vệ được trứng khỏi bị các loài chim dữ ăn mất bằng cách nguỵ trang hoặc phân biệt trứng của mình với trứng đồng loại.
Người ta đã biết rằng trong mắt người cũng như mắt các loài có vú chỉ có 3 thụ quan (receptor) trong khi các loài chim có 4 thụ quan. Một thụ quan được dành riêng để nhận biết tia tử ngoại.

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.
