Chim thích thực phẩm được bón phân hóa học

Một kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle (Anh) cho thấy, khi lựa chọn thức ăn, loài chim không có xu hướng chọn thực phẩm hữu cơ, ngược lại chúng rất thích ăn lúa mì được chăm bón bằng phân hóa học.

Trong báo cáo đăng trên tạp chí khoa học “Lương thực và Nông nghiệp” số ra mới nhất, các nhà khoa học cho biết đã tiến hành một thí nghiệm kéo dài ba năm.

Vào mùa Đông khi loài chim không dễ tìm kiếm thức ăn, các nhà khoa học đã bố trí vài chục điểm đặt thức ăn trong một số công viên, mỗi điểm đặt thức ăn đều cho lắp đặt hai hộp thức ăn cạnh nhau, ngoại hình giống nhau và bên trong đều có lúa mì. Tuy nhiên, điểm khác biệt chỉ là lúa mì bên trong hai hộp thức ăn được chăm bón bằng cách thức khác nhau, một loại được chăm bón bằng phân hóa học, một loại được chăm bón bằng phân hữu cơ.

Kết quả phát hiện, loài chim rất thích ăn hộp đựng lúa mì được chăm bón bằng phân hóa học. Sau một thời gian, các nhà khoa học tiếp tục thực hiện trao đổi lúa mì giữa hai hộp, tuy nhiên loài chim rất nhanh chóng đã phát hiện ra sự thay đổi này. Và vẫn thích ăn lúa mì được chăm bón bằng phân hóa học.

Ngoài ra, trong quá trình thí nghiệm, chim bạch yến cũng thể hiện sở thích ăn lúa mì được chăm bón bằng phân hóa học tương tự như trên.

Các nhà khoa học phân tích cho rằng, sau khi được chăm bón bằng phân hóa học có chứa nguyên tố nitơ, hàm lượng protein trong hạt lúa mì cao trung bình gấp 10% so với lúa mạch được chăm bón bằng phân hữu cơ. Vì vậy bổ sung protein là rất quan trọng đối với những loài chim không tìm được đủ thức ăn vào mùa Đông.

Theo tiến sỹ McKenzie, thành viên nhóm nghiên cứu, quan điểm cho rằng thực phẩm hữu cơ rất tốt chưa chắc đã hoàn toàn chính xác. Mặc dù nghiên cứu này chưa đề cập đến vấn đề ảnh hưởng lâu dài của phân hóa học và dư lượng thuốc trừ sâu trong thực phẩm phi hữu cơ, nhưng nghiên cứu đã cho thấy thực phẩm phi hữu cơ cũng có ưu điểm trong vấn đề dinh dưỡng.

Thực phẩm hữu cơ hiện nay thông thường chỉ các thực phẩm được nuôi trồng và chăm bón bằng phương thức nuôi trồng tự nhiên. Loại thực phẩm này trong quá trình sản xuất và gia công tuân thủ tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, không được sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học, chất kích thích, thuốc kháng sinh và phụ gia./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên

Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.

Đăng ngày: 23/03/2025
Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam

Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News