Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Stan Moore, nhân viên phụ trách đeo vòng cho chim ở tổ chức nghiên cứu Fairfax Raptor Research, trông thấy một con chim ưng đen (Buteogallus anthracinus) ở tổ hợp đầm lầy Laguna de Santa Rosa tại quận Sonoma, bang California, Mỹ, năm 2005. Loài chim này thường được tìm thấy ở những hành lang rừng ven sông từ miền tây nam nước Mỹ tới Nam Mỹ. Chim ưng đen chỉ xuất hiện ở California 16 lần trong 33 năm qua.


Con chim ưng đen cái sống ở California. (Ảnh: IFL Science).

Sinh sống tạm thời ở khu vực trong hai năm đầu, con chim ưng đen Moore trông thấy bắt đầu định cư lâu dài từ tháng 4/2008. Moore phát hiện đây là con cái sau khi gắn thẻ cho nó năm 2009. Trong suốt thời gian này, con chim ưng bắt đầu tìm bạn tình, thu hút những con chim ưng vai đỏ (Buteo lineatus) bản xứ tới lãnh địa của nó. Nhưng nó không được chào đón khi thường xuyên bị đôi ưng vai đỏ ở gần đó quấy rầy trong lúc thể hiện nghi thức tán tỉnh bạn tình giữa không trung.

Hành động của đôi chim ưng vai đỏ không gây bất ngờ bởi hai loài chim ưng thuộc những chi hoàn toàn khác nhau, chỉ có chung tổ tiên. Do đó, bộ lông đen tuyền của chim ưng đen quá xa lạ với bộ lông màu nâu đỏ lốm đốm trắng của ưng vai đỏ. Kích thước ngoại cỡ của ưng đen cái cũng có thể trở thành mối đe dọa đối với ưng vai đỏ đực.


Con lai của ưng đen cái và ưng vai đỏ đực. (Ảnh: IFL Science).

Chim ưng đen cái tìm cách hấp dẫn chim ưng vai đỏ đực có thể vì nó tuyệt vọng trong việc tìm bạn tình cùng loài, theo nghiên cứu công bố hồi đầu năm nay trên tạp chí Raptor Research. Tình trạng khan hiếm bạn tình có thể do việc sống lang thang, bị đe dọa hoặc mở rộng môi trường tự nhiên. Định cư xa nơi phân bố của cả loài, con chim ưng đen cái ở phía tây California buộc phải thay đổi đối tượng ghép đôi và ưng vai đỏ là loài chim dồi dào nhất trong khu vực.

Sau vài năm, các nhà nghiên cứu của Fairfax Raptor bắt gặp một con chim non lai hai loài ở tổ của chim ưng đen cái năm 2012. Tiếp tục quan sát, họ ghi nhận tổng cộng 3 chuyến bay tán tỉnh, hai lần giao phối và hai lần làm tổ của chim ưng đen cái và một con ưng vai đỏ đực. Kết quả là một con chim lai khác ra đời năm 2014.

Kết hợp hình dáng của hai loài, chim non có kích thước lớn và bộ lông đen giống chim mẹ, chiếc mỏ khoằm và những mảng lông màu kem và nâu đậm giống chim bố. Các báo cáo và ảnh chụp từ năm 2019 cho thấy đôi chim vẫn tiếp tục thể hiện nghi thức tán tỉnh trên không với bạn tình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News