Chó và các loài vật bốn chân đi như thế nào?
Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhìn thấy những người bạn bốn chân của mình đi qua đi lại mỗi ngày nhưng chúng ta, thậm chí cả nhiều chuyên gia thuộc bảo tàng lịch sử tự nhiên hay những người vẽ tranh minh họa cho những cuốn sách giáo khoa giải phẫu về thú, dường như cũng không biết chúng đi như thế nào.
Một nghiên cứu được công bố trên số ra ngày 27 tháng 1 trên tờ Current Biology, một tờ báo của Cell Press, cho thấy các nhà giải phẫu và các nhà thiết kế đồ chơi đã hiểu sai về dáng đi của ngựa cũng như các loài động vật bốn chân khác khoảng một nửa thời gian. Mặc dù hành động đi đúng của những con vật đã được mô tả và công bố cách đây 120 năm trước.
Gábor Horváth thuộc đại học Eötvös cho biết: “Phát hiện chủ chốt của chúng tôi là cơ may phát hiện sự mô tả sai trong cách đi của động vật bốn chân trong môi trường xung chúng ta là 50%, không tương ứng với bất cứ cái gì khác ngoài may rủi. Điều này khá là bất ngờ bởi các chuyên gia về vận động của loài vật vốn biết rất rõ về đặc điểm trong cách đi của động vật bốn chân kể từ khi tác phẩm tiên phong nổi tiếng của Eadweard Muybridge được xuất bản vào những năm 1880”.
Vậy chúng đi như thế nào? Hóa ra tất cả các loài động vật bốn chân đều bước với chân trái sau trước rồi đến chân trái trước. Sau đó chúng bước chân phải sau trước khi bước chân phải trước. Các loài động vật chỉ khác nhau ở thời gian bước.
Chó đi như thế nào? Hóa ra tất cả mọi con vật bốn chân đều đi với chân trái sau bước trước chân trái trước. Sau đó chúng bước chân phải sau rồi đến chân phải trước và cứ như thế. Động vật chỉ khác nhau ở thời gian bước. (Ảnh: iStockphoto/Tim McCaig) |
Theo Horváth, lý do mà dáng đi mang tính phổ biến chính là nó mang lại sự ổn định tĩnh tại tối đa. Nói cách khác, khi đi chậm cơ thể của một chú chó hay ngựa luôn luôn được nâng đỡ bởi ba chân trên nền đất, tạo thành hình tam giác. Trọng tâm cơ thể càng gần với trọng tâm của ba điểm này thì cơ thể càng ổn định, vững vàng.
Horváth cùng các cộng sự ngờ rằng việc mô tả dáng đi cũng thường xuyên không chính xác một phần cũng vì bất cẩn. Những người khác có lẽ không biết các sinh vật bổn chân xung quanh chúng ta đi như thế nào, còn một số chỉ đơn giản là copy những khuôn mẫu hay hình minh họa trước đó vốn đã sai.
Trong trường hợp đồ chơi của những đứa trẻ, một lỗi như thể có thể không phải là vấn đề lớn.
Trong các bảo tàng lịch sử tự nhiên hay các cuốn sách giáo khoa giải phẫu học sự chính xác về mặt khoa học là một yêu cầu tuyệt đối.
Horváth cũng nhấn mạnh một ngoại lệ mà ông cho rằng có thể chứng minh cho quy tắc: Các bộ phim của Hollywood ví dụ như Công viên kỷ Jura hay Chúa tể của những chiếc nhẫn không hiểu cách đi của khủng long, voi và các loài sinh vật bốn chân khác một cách đúng đắn. Đó là vì sau màn ảnh họ thường dựa vào các chuyên gia về cơ chế sinh học và vận động của loài vật.
Các tác giả của nghiên cứu bao gồm Gábor Horváth, Adelinda Csapó, Annamária Nyeste (Đại học Eötvös, Budapest, Hungary), Balázs Gerics (Đại học Szent István, Budapest, Hungary), Gábor Csorba (Bảo tàng lịch sử tự nhiên Hungary, Budapest, Hungary) và György Kriska (Đại học Eötvös, Budapest, Hungary).