Choáng váng " đàn khủng long ảo ảnh" ở thế giới dưới lòng đất

Những dấu vết chưa từng biết đến của một loài khủng long sauropod khổng lồ đã bất ngờ hiện ra ở độ sâu 500m, trong một hang động tối tăm và ma quái.

Nhóm khoa học gia đến từ Đại học Bourgogne Franche-Comté (Dijon – Pháp), dẫn đầu bởi nhà cổ sinh vật học Jean-David Moreau đã phát hiện ra dấu vết của khủng long cổ dài sauropod ở một nơi khó tin: trong một hang động tối tăm, nằm sâu dưới lòng đất mà đường vào nhiều chỗ chật hẹp, khúc khuỷu đến mức từng làm chùn bước nhiều đoàn thám hiểm.


Dấu vết kỳ lạ rõ ràng của loài khủng long nhưng xuất hiện một cách vô lý trên trần hang động ở
Pháp - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Đó là hang Castelbouc ở Pháp, một hệ thống vĩ đại nhưng đầy thử thách. Nhóm thám hiểm đã bị sốc khi vào tới bên trong và phát hiện những đoạn phình ra trên trần hang, in rõ những dấu chân khổng lồ. Các dấu vết đã hướng tới dòng họ khủng long cổ dại vĩ đại bậc nhất kỷ Phấn Trắng.

Cuộc thám hiểm kéo dài vài năm đã thu thập về được rất nhiều bản in dấu chân khủng long. Thế giới dưới lòng đất này quả là một kho tàng cổ sinh vật học, bởi những dấu chân cung cấp rất nhiều đặc điểm cho chúng ta hiểu thêm về bản chất cũng như hoạt động của sinh vật đã tuyệt chủng này.

Nhưng tại sao dấu chân lại ở trên trần hang và sâu dưới lòng đất như vậy hoàn toàn bí hiểm. Hơn nữa, các dấu chân này như… in ngược, lồi ra thay vì lõm.

Nghiên cứu cuối cùng hé lộ: đó thực sự là dấu vết của khủng long cổ dài, nhưng những gì tồn tại dưới thế giới ngầm chỉ là "ảo ảnh" còn sót lại của chúng. Thực ra, không hề có khủng long sống trong hang này, chúng vẫn ở trên mặt đất. Trong kỷ Phấn Trắng, vùng này toàn là bùn lầy hoặc cát mềm. Những sinh vật đồ sộ, kích thước có lẽ chỉ thua cá voi xanh này nặng đến nỗi đã làm lún trần hang bằng đá vôi.

Các dấu chân này dài trung bình đến 1,25 m mỗi dấu!

Ngoài ra, họ còn tìm thấy "ảo ảnh" của vài con khủng long ăn thịt cỡ lớn với dấu chân ba ngón đặc trưng của những bạo long ở một hang động khác tên Malaval, thuộc miền nam nước Pháp.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Vertebrate Paleontology.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất