Choáng với hài cốt người mang bộ não vượn, làm thay đổi lịch sử

Nghiên cứu gây sốc dựa trên hài cốt 40 cá thể sơ khai của chi Người cho thấy họ rời châu Phi đi chinh phục thế giới khi chưa tiến hóa xong bộ não.

Theo bài công bố vừa đăng tải trực tuyến trên Nature, bộ não thực sự là của con người, được phát triển muộn hơn chúng ta từng nghĩ rất nhiều: tận 1 triệu năm sau khi chi Người (Homo) ra đời. Phát hiện này lật ngược quan điểm là thùy trán của các loài thuộc chi Người - có chức năng điều hành tư duy xã hội, sử dụng công cụ và ngôn ngữ - được phát triển từ khi các Autralopithecus (Vượn người Phương Nam) tiến hóa thành chi Người, tức khoảng 2,8-2,5 triệu năm trước.

Chi Người là một chi gồm rất nhiều loài nhưng hầu hết đã tuyệt chủng, chỉ còn sót lại loài Homo sapiens - là chúng ta - ra đời muộn nhất nhưng tiến hóa ưu việt nhất.

Choáng với hài cốt người mang bộ não vượn, làm thay đổi lịch sử
Những mảnh hài cốt hóa thạch hiếm hoi - là hộp sọ hoặc một phần hộp sọ của các Homo sơ khai nhất - đã tiết lộ bộ não của họ vẫn còn thuộc về loài vượn.

Nhóm nghiên cứu quốc tế đã kiểm tra các vật liệu nội tiết hóa thạch còn đọng lại nơi 40 hộp sọ cổ đại, phần hài cốt hiếm hoi của một số cá thể Homo đầu tiên xuất hiện ở châu Âu và châu Á, đe, so sánh với 81 con tinh tinh, 27 con tinh tinh lùn, 43 con khỉ đột và 32 con đười ươi, cùng với yếu tố tương đương từ 110 người hiện đại. Các hộp sọ cổ đại bao gồm loài Autralopitecus sediba, Homo erectus và Homo naledi.

Trưởng nhóm nghiên cứu - tiến sĩ Marcia Ponce de Leon, nhà cổ nhân học tại Đại học Zurich (Thụy Sĩ), cho biết trên Live Science rằng tất cả các thành phần của cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với bộ não, nên điều này giúp "định lượng" lại bộ não của những con người cổ xưa này. Kết quả cho thấy, những thành viên đầu tiên của chi Homo vẫn còn mang bộ não nguyên thủy của Vượn người Phương Nam! Họ đã tiến hóa nhiều về hình thể, nhưng bản chất còn là một vượn nhân hình.

Ước tính khoảng 1 triệu năm sau khi chi Người xuất hiện và những cá thể người đầu tiên đã định cư ở châu Âu và châu Á, bộ não của họ mới thực sự trở thành con người.

Trong bài trích dẫn nghiên cứu do tạp chí Science đăng tải, tiến sĩ Amelie Beaudet, nhà cổ nhân học từ Đại học Cambridge (Anh), người không tham gia nghiên cứu, bày tỏ sự đồng tình với phát hiện trên vì bản thân bà đang có những nghiên cứu tương tự.

Theo tiến sĩ Beaudet chìa khóa nằm ở loài Homo erectus. Những hộp sọ nổi tiếng của loài người cổ này được khai quật ở Dmanisi (Georiga) khoảng 1,8 triệu năm tuổi có những dấu tích cho thấy họ còn mang bộ não vượn nguyên thủy. Nhưng tại các di chỉ khảo cổ Homo erectus giai đoạn sau, người ta lại tìm thấy rất nhiều bằng chứng về những bộ lạc nhỏ có tổ chức, những công cụ mới được phát minh... Theo nghiên cứu của tiến sĩ Beaudet, thời gian thùy trán của các loài người phát triển là 1,7 triệu năm trước.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân

Lăng mộ chôn 4 bộ hài cốt trẻ em dưới 4 góc tiết lộ hủ tục mai táng tàn ác, bất nhân

Những đứa trẻ này là ai? Tại sao chúng được chôn ở góc mộ?

Đăng ngày: 12/04/2021
Phát hiện

Phát hiện "đấu trường La Mã cổ xưa" ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đấu trường mới phát hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ giống như Đấu trường La Mã ở Rome, nơi tổ chức các trận đấu của đấu sĩ với sức chứa khoảng 20.000 người.

Đăng ngày: 10/04/2021
Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Giải mã xác ướp giám mục được chôn cùng một bào thai cách đây 350 năm

Năm 2012, các nhà khảo cổ học phát hiện xác một giám mục được chôn cách đây gần 350 năm. Có điều lạ là ở giữa hai chân của xác ướp này có cả một xác bào thai.

Đăng ngày: 10/04/2021
Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Phát hiện hóa thạch thú tiền sử có hàm răng kỳ quái

Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch của một loài động vật có vú ăn tạp chưa từng được biết tới sống cách đây ít nhất 72 triệu năm.

Đăng ngày: 10/04/2021
Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Ai Cập phát hiện thành phố cổ hoành tráng hơn 3.000 tuổi bị vùi trong cát

Một thành phố hơn 3.400 tuổi và bị chôn vùi trong cát đã được phát hiện ở Luxor phía nam Ai Cập – ông Zahi Hawass, người đứng đầu phái bộ khảo cổ ở Ai Cập cho biết.

Đăng ngày: 09/04/2021
Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Dựng lại nhà, kỹ sư choáng váng phát hiện giếng cổ từ thời Chiến Quốc quý hiếm

Giếng cổ Chiến Quốc có thiết kế hình bằng gỗ theo hình chín cạnh rất đặc biệt, thể hiện sự khéo léo và tinh xảo trong kiến trúc xây dựng của người thời đó.

Đăng ngày: 08/04/2021
Choáng với

Choáng với "quái ngư" 423 triệu tuổi có xương là… những cục pin

Hóa thạch một quái ngư kỷ Silur được thiên nhiên bảo quản nguyên vẹn đến kinh ngạc đã giúp các nhà khoa học tìm ra bước nhảy vọt ngoạn mục trong sự tiến hóa xương ở động vật.

Đăng ngày: 08/04/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News