Chôn cất “người khỉ” đã chết 153 năm

Người phụ nữ nổi tiếng trong thế kỷ XIX với biệt danh “nàng khỉ cái” đã được chôn cất tại quê hương mình sau khi mất gần 150 năm.

Thi hài được ướp của Julia Pastrana, từ trần năm 1860 đã được trở về lòng đất mẹ tại Thành phố Sinoa-de-Leyva của Mexico trong chiếc quan tài màu trắng phủ hoa hồng. Trong buổi lễ tang có mặt rất nhiều người, trong sự hiện diện của Thống đốc bang Mario Lopez, tờ Science World Report cho hay.


Lễ mai táng cho Julia Pastrana. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền Mexico đã làm hết sức mình trong việc thu hồi thi hài của Julia Pastrana để đưa về nước sau nhiều thập kỷ. Từ năm 1921 đến năm 1950, thi hài của người phụ nữ này được trưng bày tại Công viên giải trí tại thành phố Lund (Na Uy), như một vật kỳ lạ để thoả trí tò mò cho thiên hạ.

Gần đây, người ta bảo quản thi hài đó trong một chiếc áo quan rất kín tại Khoa giải phẫu Trường Đại học Oslo. Quyết định trả thi hài cô về quê hương mình chỉ được Uỷ ban nghiên cứu cơ thể người của Na Uy chấp thuận vào mùa hè năm 2012.

Julia Pastrana sinh năm 1834 với 2 căn bệnh bẩm sinh hiếm gặp, một là bệnh rậm lông (hypertrichosis), tóc rất dày, mọc lên đầy mặt. Ngoài ra cô còn có bộ hàm không cân đối, trán ngắn, tai và mũi rất to, vì vậy phần dưới mặt nhô ra như mõm khỉ. Từ năm 16 tuổi cho đến khi qua đời, cô làm trong một rạp xiếc ở Mehico và bị mọi người gọi là “nàng khỉ cái”.

“Nàng khỉ cái” mất năm 1860 trong một chuyến lưu diễn tại Moscow do biến chứng trong khi sinh. Năm ấy cô mới 26 tuổi. Đứa con trai bị di truyền căn bệnh của mẹ, nên cũng chết non. Trong vài năm sau khi cô mất, người chồng cũng là thành viên trong rạp xiếc đi đâu diễn cũng mang xác ướp của vợ đặt trong chiếc quan tại kính đi theo.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người cao nhất và người thấp nhất thế giới gặp nhau

Người đàn ông cao nhất thế giới và thấp nhất thế giới vừa có cơ hội gặp mặt nhau lần đầu tiên hôm 13/11 nhân dịp kỷ niệm ngày Kỷ lục Thế giới Guinness lần thứ 10 hàng năm tại London, Anh.

Đăng ngày: 05/02/2025
50 phát minh làm thay đổi thế giới

50 phát minh làm thay đổi thế giới

Bàn tính – 190 sau CN. Việc sử dụng bàn tính được ghi vào sử sách Trung Quốc (TQ) lần đầu tiên vào năm 190 sau CN. Công cụ của người TQ được coi là phương pháp tính nhanh nhất trong nhiều thế kỷ, và dưới bàn tay sử dụng thành thạ

Đăng ngày: 22/11/2024
Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Những ngôi nhà kỳ lạ nhất thế giới

Kiến trúc vốn là một nghệ thuật, không phải là một công việc cơ khí giản đơn. Nếu thiết kế lãng mạn, sáng tạo sẽ hình thành những toà nhà độc đáo.

Đăng ngày: 06/10/2024
Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Làm thế nào máy bay có thể bay trên bầu trời?

Không phải động cơ, mà là luồng khí trên cánh máy bay, vành thân và bánh đỗ là thủ phạm chính khiến máy bay trở nên ồn ào như vậy. Chúng tạo ra âm thanh u u rền rĩ k&

Đăng ngày: 25/09/2024
Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Hé lộ một phần cuốn sách bí ẩn nhất thế giới

Cuốn sách chứa thứ ngôn ngữ mà không ai trên hành tinh có thể đọc đã ra đời từ đầu thế kỷ 15, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Đăng ngày: 09/07/2024
Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic

Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 30/06/2024
Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng

Phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.

Đăng ngày: 25/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News