Chống cướp biển bằng đại bác laser

Trong tương lai không xa đại bác laser sẽ được gắn trên các tàu và thuyền để chống sự tấn công của cướp biển.

Chống cướp biển bằng đại bác laser
Súng đại bác laser bắn ra chùm sáng màu xanh dương có đường kính tới 100 cm để làm lóa
mắt cướp biển. (Ảnh: Telegraph)

Các kỹ sư của BAE Systems, một công ty chuyên sản xuất thiết bị quốc phòng tại Anh, đang chế tạo một loại vũ khí bắn tia laser để làm lóa mắt cướp biển khi chúng leo lên phương tiện giao thông đường biển, Telegraph đưa tin.

Nguyên lý hoạt động của đại bác laser như sau: Khi phát hiện cướp biển từ xa, người sử dụng hướng nòng súng về phía mục tiêu và bắn một chùm sáng màu xanh dương có đường kính khoảng 100 cm. Cường độ của chùm sáng đủ mạnh để khiến kẻ tấn công lóa mắt. Chùm sáng phát huy tác dụng cả ban ngày lẫn ban đêm.

Súng có thể làm lóa mắt mục tiêu ở khoảng cách gần 2 km, song không gây thương vong. Do bị lóa mắt, cướp biển sẽ không thể định hướng, quan sát và ngắm bắn chính xác.

BEA System quyết định nghiên cứu đại bác laser trong bối cảnh những vụ cướp tàu thương mại trên biển ngày càng tăng trong vài năm qua, đặc biệt là ở vùng biển Somalia.

Chống cướp biển bằng đại bác laser
Lính thủy đánh bộ Pháp bắt các nghi phạm cướp biển tại vịnh Aden hôm 4/1/2009. (Ảnh: AP)

Đại bác laser đã được thử nghiệm nhiều lần tại một khu vực ở Anh. Nó có thể phối hợp với radar tần số cao – những thiết bị có khả năng phát hiện những tàu hoặc xuồng có vận tốc lớn mà cướp biển Somalia thường sử dụng.

Cường độ của chùm laser không đủ lớn để có thể gây mù. Điều này rất cần thiết trong trường hợp người sử dụng nhầm tàu bình thường với tàu cướp biển.

Tia laser có thể là tín hiệu cảnh cáo đối với cướp biển. Trên thực tế, cướp biển chỉ thực sự chiếm được tàu thương mại nhờ yếu tố bất ngờ. Nếu tàu thương mại bắn tia laser từ xa, chúng sẽ hiểu rằng mục tiêu đã phát hiện ra chúng và sẽ tăng tốc hoặc nã đạn. Nhờ đó khả năng chúng từ bỏ mục tiêu sẽ rất cao”, Brian Hore, trưởng nhóm thiết kế đại bác laser, phát biểu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Vật liệu polyme nhạy sáng nhanh chóng chuyển thể từ cứng sang mềm

Loại vật liệu này bao gồm các phân tử nhạy sáng được sử dụng để thay đổi cấu trúc bên trong của vật liệu.

Đăng ngày: 23/07/2018
Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Trung Quốc sắp xây đường tàu siêu tốc 1.200km/h

Đường tàu Hyperloop với tốc độ cận siêu thanh sắp được xây dựng ở tây nam tỉnh Quý Châu, Trung Quốc.

Đăng ngày: 21/07/2018

"Cá voi bay" Beluga XL cất cánh lần đầu tiên

Airbus trình làng mẫu máy bay trước đám đông hơn 10.000 người gần trụ sở chính của công ty ở Toulouse, Pháp.

Đăng ngày: 21/07/2018
Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Khẩu trang có quạt, van thoát khí cho ngày nắng nóng

Sản phẩm có thiết kế tương tự như mẫu khẩu trang thông thường và được bổ sung thêm nhiều bộ phận như tấm lọc không khí, mặt nạ hai lớp.

Đăng ngày: 20/07/2018
Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Ngôi nhà thoắt ẩn, thoắt hiện như trong phim viễn tưởng đã có ngoài đời thực

Chỉ bằng một thao tác trên điện thoại, bạn có thể làm ngôi nhà này biến mất hoặc hiện ra chỉ trong "một nốt nhạc".

Đăng ngày: 19/07/2018
Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Kỳ lạ pin mặt trời lấy năng lượng từ vi khuẩn

Loại pin này không chỉ tích được dòng điện mạnh hơn các thiết bị trước đó mà còn hoạt động hiệu quả cả trong ánh sáng mạnh và ánh sáng yếu.

Đăng ngày: 19/07/2018
Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị cầm tay giúp “giải mã” chất lượng thực phẩm trong nháy mắt

Thiết bị nhỏ gọn có thể bỏ vừa túi quần, được giới thiệu dưới đây, sẽ chính là một công cụ đắc lực giúp bạn và gia đình mình có được một chế độ dinh dưỡng hoàn hảo.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News