Chống hải tặc bằng công nghệ cao

Trong lúc hải tặc ngày càng biết tận dụng công nghệ hiện đại, giới chuyên gia nghĩ ra nhiều cách có thể đối phó chúng hiệu quả mà hạn chế được thương vong.

Cướp biển đang là hiểm họa của biển khơi, đặc biệt là tại vịnh Aden và Ấn Độ Dương. Trong khi các đội tàu chiến của NATO, Nga... tham gia vào sứ mệnh gìn giữ an toàn hàng hải chung, không phải bất cứ lúc nào hải quân các nước cũng có mặt khắp mọi nơi. Do vậy, các tàu chuyên đi vào vùng biển nguy hiểm phải tự trang bị để bảo vệ mình trước những mối nguy cận kề. Và theo đó thị trường cung cấp các phương tiện này đang được đà ăn nên làm ra. Nhiều nhà thầu quân sự và các nhà sản xuất đua nhau chế tạo mọi thiết bị cần thiết để phục vụ khách hàng.

Chống hải tặc bằng công nghệ cao

Một công ty, tên là Hệ thống An ninh hàng hải quốc tế, đang chào bán một gói phòng thủ đắt đỏ gọi là Hệ thống triton chống hải tặc. Sản phẩm hỗn hợp này sẽ bao gồm mọi thứ, từ nhân viên an ninh theo tàu, hệ thống máy quay đặc biệt, và cả việc dựng lên một bức tường nước cực kỳ hôi thối, theo trang tin Bloomberg. Chuyên gia Ralph Pundt của công ty trên miêu tả mùi hôi của nước có thể sánh bằng một con chồn hôi đang “xả xú bắp”.

Tia laser cũng có thể được sử dụng để đánh trả cướp biển. Hồi đầu năm 2011, nhà thầu quân sự Anh là Hệ thống BAE tuyên bố đã triển khai thành công tia laser chống hải tặc. Theo đó, hệ thống này dùng tia laser không hại mắt để cảnh cáo hải tặc đang ở khoảng cách hơn 2km, hoặc có thể dùng tia này để làm rối loạn kẻ tấn công trong cự ly gần. Các con tàu có thể tự mình vận hành hệ thống này bán tự động, hoặc phân công thủy thủ điều khiển bằng tay.

Nhà sản xuất BCB quốc tế (Anh) thì trình làng một loại đại bác chống cướp biển, gọi là Buccaneer. Vũ khí này được thiết kế để bắn ra một tấm lưới bao quanh bất kỳ tàu nào đang cố gắng tiếp cận. Tầm hoạt động của Buccaneer rộng hơn 800m. Ngoài ra, Buccaneer cũng phóng ra đạn phun khói với tầm bắn 700m, tạo thế chủ động cho chủ tàu trong trường hợp chạm trán với hải tặc. Một vũ khí khác không kém phần hiệu quả là LRAD, tạo nên bức tường âm thanh phát ra ở tần số mà con người không thể chịu nổi. Đây là sản phẩm của Công ty LRAD, trụ sở tại San Diego (Mỹ). Dự kiến, các thiết bị chống hải tặc đời mới sẽ được giới thiệu tại Hội nghị An ninh Giao thông năm 2012, được tổ chức tại London vào tháng 11.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Biến chất thải hạt nhân thành pin sạch nhờ kim cương

Chất thải hạt nhân vẫn luôn là mối lo ngại chính yếu về môi trường, nhưng sớm thôi, nó có thể trở thành một nguồn năng lượng sạch.

Đăng ngày: 01/12/2016
Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Du thuyền năng lượng mặt trời của Triều Tiên bắt đầu hoạt động

Thuyền năng lượng mặt trời Ngọc Lưu được lắp 80 tấm pin năng lượng mặt trời, có thể chở 50 - 60 khách, bắt đầu hoạt động ở sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng, Triều Tiên.

Đăng ngày: 28/11/2016
Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Mỹ phát triển robot nhằm thống trị đáy đại dương

Washington đang đầu tư mạnh cho các phương tiện chiến đấu không người lái dưới nước nhằm thống trị đáy đại dương qua đó nắm lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 28/11/2016
Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Dự đoán công nghệ xe hơi trong 10 năm tới

Xe hơi sẽ được trang bị thêm các công nghệ tiên tiến như hệ thống kiểm soát hành trình, hỗ trợ đi đúng làn đường, phanh tự động, lái tự động trong 10 năm tới.

Đăng ngày: 28/11/2016
Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Máy lọc khổng lồ bất lực trước không khí ô nhiễm Bắc Kinh

Chiếc máy lọc không khí do một công ty Hà Lan thiết kế cho kết quả đáng thất vọng trước tình trạng ô nhiễm khói mù nghiêm trọng ở Bắc Kinh.

Đăng ngày: 27/11/2016
Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Robot sân bay biết nói 28 thứ tiếng và truy tìm tội phạm

Những giây phút làm thủ tục tại sân bay sẽ dễ chịu hơn nếu bạn được trò chuyện với một chú robot thông minh có hình dạng đáng yêu.

Đăng ngày: 26/11/2016
Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Singapore đã dùng công nghệ để biến nước thải thành nước uống ra sao?

Từng phải đối mặt với vấn nạn tương tự khoảng 5 thập kỷ trước, quốc gia láng giềng Singapore đã có những phương pháp rất khôn ngoan để giải quyết triệt để vấn nạn ô nhiễm.

Đăng ngày: 25/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News