Chống phát thải CO2: Việt Nam đi đầu khu vực

Kinh nghiệm nhiều năm kết hợp với sự tham gia sớm trong quá trình chuẩn bị REDD+ giúp Việt Nam đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực. Điều này đã được nhà hoạt động môi trường có tên tuổi trên thế giới, ông Charlotte Streck nhìn nhận. Nhân sự kiện Hội nghị Quốc tế “Chi trả dịch vụ môi trường và Giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng” diễn ra ở Hà Nội trong các ngày 23 và 24/6/2010. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của ông gửi đến VietNamNet.

Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, trợ thủ đắc lực của con người là rừng. Rừng vừa lưu trữ, vừa hấp thụ bớt khí thải CO2 làm hâm nóng quả đất. Trước tình trạng rừng bị phá hoại ngày càng nhiều đặc biệt ở châu Á hay châu Mỹ La tinh, Liên Hiệp Quốc đã thiết lập chương trình cắt giảm khí thải CO2 bằng cách hỗ trợ các nước nghèo bảo tồn rừng.

Sáng kiến này mang tên là: "giảm việc phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng ở các quốc gia đang phát triển", viết gọn là REDD (viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Reduced mission from Deforestation and Forest Degradation in Developping Countries").

Hội nghị thượng đỉnh LHQ về Biến đổi khí hậu (12/2009) họp ở Copenhagen đã bày tỏ sự cam kết tạo ra những động lực để thực hiện REED, nâng sáng kiến REED thành REED+. Ở đây dấu "+" có nghĩa là mở rộng qui mô của cơ chế REED bao gồm không chỉ bảo tồn rừng và tăng cường trữ lượng cacbon, mà cả quản lý bền vững rừng nữa.

Tuy Hội nghị không đạt được kết quả như mong muốn song REDD+ xuất hiện nổi bật trong bản Thỏa thuận Copenhagen. Các nước phát triển đã cam kết 3.5 tỉ đô la cho quỹ phản ứng nhanh của REDD+.

Việt Nam tích cực tham gia trong các thương lượng biến đổi khí hậu quốc tế và đứng ở hàng đầu trong việc thí điểm thực hiện REDD+. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu từ tháng 12/2008. Chương trình đã được thực hiện ở Việt Nam và đang tiến hành cả ở các nước láng giềng như Lào và Campuchia. Trong ngành lâm nghiệp, Việt Nam là một trong một số ít quốc gia tham gia trong cả quá trình chuẩn bị cho REDD+ và Chương trình UN REDD của Liên Hiệp Quốc; đồng thời bày tỏ mong muốn tham gia trong việc thực thi pháp luật về rừng, quản lý, và hành động buôn bán của EU.

Chống phát thải CO<sub>2</sub>: Việt Nam đi đầu khu vực
Việt Nam là một trong vài quốc gia có kinh nghiệm trong việc thực hiện 
các chương trình trồng rừng.

Chính sách lâm nghiệp tích cực của Việt Nam đã thực hiện từ lâu và cũng đã thí điểm các chương trình trồng rừng và chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) trong vòng 20 năm qua. Từ đầu những năm 1990, đã trồng lại khoảng 4 triệu hecta rừng và phục hồi khoảng 40% độ che phủ rừng trước đây. Tỉ lệ mất rừng nguyên thủy đã giảm 77.9% từ cuối những năm 1990. Do vậy, Việt Nam là một trong một vài quốc gia có kinh nghiệm trong việc thực hiện các chương trình trồng rừng.

Ở cấp quốc tế, sự thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn khuynh hướng mất rừng và chương trình trồng rừng là một trường hợp tiêu biểu về việc thực hiện hợp phần “cộng” của REDD+, có nghĩa là hỗ trợ cho việc quản lý rừng bền vững và tăng diện tích rừng. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia chuẩn bị cho REDD+ và cũng có thể là quốc gia đầu tiên đưa ra đề xuất về mức tham khảo để cấp tín chỉ cho việc hấp thu khí thải cacbon từ việc trồng rừng chứ không chỉ từ việc giảm mất rừng.

Khi thực hiện ở cấp quốc gia, REDD+ tạo cơ hội cho Việt Nam trình diễn thành công các bài học rút ra từ việc thực hiện Chương trình 5 triệu hecta rừng của mình (Chương trình 661). Việc tham gia trong REDD+ có thể sẽ giúp Việt Nam mở rộng và cải tổ, điều chỉnh Chương trình 661 bắt đầu thực hiện từ năm 1998. Với kinh phí bổ sung, Chương trình 661 có thể mở rộng phạm vi, bao gồm cả việc bảo vệ rừng hiện tại, đặc biệt là rừng tự nhiên. Việc hỗ trợ thêm và xác định mục tiêu cho việc trồng rừng sẽ làm giảm áp lực đối với các khu rừng tự nhiên còn lại. Việc gắn Chương trình 661 với REDD+ còn giúp cho việc giám sát, theo dõi của chương trình và việc áp dụng phương pháp chi trả chặt chẽ hơn. Các nguồn lực quốc tế thông qua cơ chế REDD+ có thể tạo ra những quỹ mới cho việc xây dựng và củng cố năng lực của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên khi độ che phủ rừng tăng, việc suy giảm chất lượng và suy thoái rừng vẫn đang còn là một vấn đề của ngành lâm nghiệp, và sự suy thoái rừng là phổ biến đối với những khu rừng có mật độ cacbon cao nhất. Việc xây dựng các chương trình chống suy thoái rừng thông qua các nguồn tài chính dài hạn để quản lý rừng bền vững đã được xác định là một chiến lược REDD+ ở Việt Nam. Các chương trình rừng cộng đồng cũng có thể tạo ra những thí dụ về việc chia sẻ lợi ích từ REDD+ đối với quốc tế. Ở vùng Tây Nguyên, nơi có tỉ lệ suy thoái rừng cao, các chương trình quản lý rừng cộng đồng có thể tạo ra những cơ hội phát triển quan trọng cho người nghèo nông thôn và người dân tộc.

Chống phát thải CO<sub>2</sub>: Việt Nam đi đầu khu vực
Cần tăng độ che phủ của rừng cũng như quan tâm hơn đến việc suy giảm chất lượng và suy thoái rừng.

Các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (Quỹ BV&PTR) của Việt Nam có thể là nơi tiếp nhận về kỹ năng quản lý và phân bổ tài chính của REDD+ ở cấp quốc gia. Mục tiêu của các quỹ này là huy động nguồn lực để bảo vệ các khu rừng còn lại, thu hút sự tham gia của các bên có liên quan trong việc bảo vệ và quản lý rừng, và tăng cường tính hiệu quả của việc quản lý rừng. Các Quỹ BV&PTR với sự phân cấp của mình có thể thực hiện các chương trình REDD+ về các chi trả và phân bổ các lợi ích khác cho các địa phương với sự tham gia của các Ban Quản lý rừng. Quỹ BV&PTR cấp tỉnh hiện đang được thí điểm như một phần của dự án PES ở Lưu vực sông Đồng Nai, tỉnh Lâm Đồng.

Việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức, đòi hỏi phải có sự chuyển biến về cách quản lý rừng tự nhiên với tầm nhìn dài hạn theo quan điểm phát triển bền vững. Việc áp dụng một chiến lược REDD+ ở cấp quốc gia cần được hỗ trợ bởi một khung thực hiện hiệu quả, hướng dẫn cho chính quyền địa phương và các nhà quản lý rừng về quyền hạn và trách nhiệm của họ, khắc phục những khác biệt giữa các chính sách cấp địa phương và cấp quốc gia.

Kinh nghiệm kết hợp với sự tham gia sớm trong quá trình chuẩn bị REDD+ giúp Việt Nam đóng vai trò dẫn đầu trong khu vực. Nội dung triển khai các hoạt động của Chương trình REED+ bao gồm nhiều vấn đề phải dựa vào các nổ lực để tạo ra những động cơ ở cấp địa phương nhằm bảo vệ rừng và tăng độ che phủ rừng.

Như vậy, Việt Nam đã tiến hành các bước đầu tiên. Vấn đề còn lại là tùy thuộc vào sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đối với các nỗ lực này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News