Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ

Chó được coi là người bạn trung thành nhất của con người. Rất nhiều mẩu chuyện ca ngợi sự trung thành tuyệt đối của những con chó, ngay cả khi bị chủ bỏ rơi, chúng vẫn chờ đợi hoặc quyết tâm tìm về nhà chủ. Thế nhưng, không phải tất cả những con chó đều trung thành mù quáng như vậy, mới đây, một chú chó đã vượt 100km trong 9 ngày, chú chó tìm về chủ cũ chỉ để cắn một miếng, trả thù người chủ lạnh lùng đã bỏ rơi nó ngoài đường.

Theo thông tin đăng tải, Santiago Martinez, sống ở New Mexico, Mỹ là một người rất yêu du lịch, khám phá. Chàng trai trẻ cũng nuôi một con chó cưng giống retriever màu vàng. Tuy vậy, gần đây, Santiago cảm thấy nuôi chó cưng rất phiền phức, nếu không muốn lo các thủ tục để đưa chó cưng đi theo, anh buộc phải tìm người để gửi nuôi tạm thời.

Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ
Khi thấy chủ cũ bạc tình ôm lấy mình, chú chó cưng đã trở nên giận dữ, há mồm cắn vào người Santiago.

Cuối cùng, vì cảm thấy không tiện, Santiago quyết định bỏ rơi chú chó cưng của mình trong kỳ du lịch đến Albuquerque. Thậm chí, trước khi bỏ rơi chó cưng, Santiago còn nói với bạn của mình: "Tôi thực sự chán việc nuôi chó, đi nơi nào cũng phải mang theo. Xem nào, ở trạm xăng đầu tiên chúng ta dừng lại, tôi sẽ bỏ rơi nó".

Đúng theo lời nói, dừng chân tại trạm xăng đầu tiên, Santiago vứt bỏ chó cưng của mình tại đó và lái xe rời đi. Dọc theo đường đi, Santiago cảm thấy mình đã cư xử tội lỗi và áy náy.

Chẳng ngờ, 9 ngày sau, khi đang nằm trên bãi biển gần nhà, nơi cách xa điểm bỏ rơi chó cưng khoảng 100km, Santiago phát hiện chó cưng của của mình. Cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, chàng trai trẻ vội chạy tới phía trước ôm lấy chó cưng. Thế nhưng thấy Santiago, chú chó này không hề mừng rỡ hay hạnh phúc, vui vẻ. Khi thấy chủ cũ bạc tình ôm lấy mình, chỉ mấy giây sau, chú chó cưng đã trở nên giận dữ, há mồm cắn vào người Santiago.

Sau đó, Santiago được đưa tới bệnh viện để chữa trị và chăm sóc. Chắc chắn, chàng trai trẻ không ngờ rằng, anh sẽ phải trả giá cho sự tàn nhẫn của mình sớm như vậy.

Được biết, con chó cưng bị bỏ rơi có tính cách yêu ghét rõ ràng đã được một gia đình khác nhận nuôi, hiện đang sống một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger hay còn có một tên gọi khác là Panthera Youngi, chúng là một loài sư tử cổ đại đã tuyệt chủng và sống cách đây khoảng 35.000 năm tại Đông Bắc của Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/02/2020
Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về

Chim cánh cụt hoàng đế tụ tập về "lãnh địa" phía nam Đại Tây Dương để bắt đầu mùa sinh sản

Cứ thành thông lệ hàng năm, loài chim cánh cụt hoàng đế lại di chuyển từ 50-120 km về khu vực sinh sản để bắt đầu mùa giao phối.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Phát hiện chuột khổng lồ to bằng người ở Amazon

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một loài chuột thời tiền sử có kích thước to lớn như con người sinh sống trong rừng rậm nhiệt đới Amazon vào khoảng 10 triệu năm về trước.

Đăng ngày: 15/02/2020
Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Phát hiện 500 loại virus corona ở loài dơi

Nghiên cứu loài dơi Rhinolophus, chuyên gia phát hiện 500 loại virus corona, bổ sung bằng chứng về vật trung gian lây nhiễm sang người.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Tìm thấy loài cá kỳ lạ sống trong hang động

Các nhà khoa học phát hiện một loài cá hang động lớn bất thường, chưa từng được mô tả và có thể vẫn đang trong quá trình tiến hóa.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Tại sao chó thích được xoa bụng, còn mèo thì không?

Có một nơ-ron trong não chó và các loài động vật có vú khác có chức năng phản ứng lại những kích thích ở phần nang lông.

Đăng ngày: 12/02/2020
Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Chim cánh cụt jackass có “quy tắc ngôn ngữ” giống… loài người

Những “bài hát” réo rắt của chim cánh cụt jackass châu Phi được phát hiện tuân theo những quy tắc cực kỳ phổ biến của ngôn ngữ loài người.

Đăng ngày: 11/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News