Chú gấu trúc mới sinh ở vườn thú Tokyo qua đời
Chú gấu trúc mới sinh đầu tiên trong vòng 24 năm qua ở vườn thú Ueno, Tokyo, đã qua đời vào sáng ngày 11/7 vì viêm phổi, một tuần sau khi sự kiện chú panda này ra đời được dư luận Nhật Bản đón nhận nồng nhiệt.
>>> Gấu trúc khổng lồ sinh con trong vườn thú Tokyo
Theo các quan chức vườn thú Ueno, tiếng khóc của chú panda đực này được nghe thấy vào lúc 6 giờ 45 sáng 11/7 nhưng một nhân viên đã phát hiện chú nằm úp mặt vào bụng gấu mẹ Shin Shin khoảng một tiếng sau đó trong tình trạng trụy tim và suy hô hấp.
Các bác sĩ đã nố lực cứu chữa cho chú nhưng không thành công và gấu trúc non đã qua đời lúc 8 giờ 30 sáng.
Tiếp đó, người ta đã tiến hành giải phẫu và phát hiện có sữa mẹ trong cuống phổi và điều này là nguyên nhân gây viêm phổi.
Gấu trúc mẹ đang ôm gấu trúc con trong vòng tay.
Trong cuộc họp báo tại văn phòng quận Tokyo, trưởng nhóm trông nom gấu trúc, ông Yutaka Fukuda cho biết: “Sức khoẻ của cả gấu mẹ và gấu con đều rất tốt vào hôm 10/7… Thật đáng tiếc". Chú gấu sơ sinh chưa được đặt tên này ra đời hôm 5/7 và là gấu trúc con đầu tiên được sinh nở tự nhiên trong lịch sử 130 qua của vườn thú Ueno.
Trước đó, vườn thú Ueno đã đưa gấu con vào lồng ấp hôm 8/7 sau khi gấu mẹ Shin Shin ngừng bế ẵm chú nhưng gấu mẹ đã cho chú ăn vào ngày 9/7 sau khi về với mẹ.
Ông Fukuda khẳng định việc trả gấu con về với mẹ là “quyết định đúng đắn” vì con người không thể chăm bẵm tốt hơn là gấu mẹ.
Trước tin xấu này, Thủ tướng Yoshihiko Noda chiều 11/7 chia sẻ: “Thật đáng buồn. Tôi đang mong đợi nhìn chú gấu khôn lớn". Giám đốc vườn thú Ueno, ông Toshimitsu Doi nói: “Trong đời mình, tôi đã từng trải qua nhiều nỗi buồn trước cái chết của các con vật. Nhưng lần này, các nhận viên đã túc trực cả đêm để chăm sóc cho chú gấu". Các nhân viên vườn thú gần như thay ca nhau để giám sát chú gấu trúc con suốt 24/24 giờ.
Năm 1972, Trung Quốc đã gửi hai chú gấu trúc lớn - Kang Kang và Lan Lan - tới vườn thú Ueno Zoo nhân dịp bình thường hóa quan hệ Trung-Nhật. Từ đó đến nay, ba chú gấu trúc con đã ra đời ở vườn thú này nhờ thụ tinh nhân tạo trong khoảng thời gian giữa năm 1985 và 1988 nhưng một trong số chúng đã chết chỉ một tuần sau khi sinh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân cho biết ông lấy làm tiếc về cái chết của gấu trúc con trong khi nhiều người dân Nhật Bản mong đợi chú khôn lớn.

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.

Vẻ đẹp của các loài rắn Việt Nam
Ở Việt Nam chỉ khoảng 30 loài có nọc độc chết người sống trên đất liền và 22 loài rắn biển.

Những sự thật bất ngờ về loài gấu Koala
Gấu Koala, hay gấu túi (tên khoa học: Phascolarctos cinereus) là một loài thú có túi ăn thực vật sống tại Úc và là loài vật duy nhất hiện còn sống trong họ Phascolarctidae.

Tìm hiểu về loài trăn ăn thịt người ở châu Phi
Trăn đá châu Phi là là loài rắn lớn nhất ở lục địa đen. Con trăn đá trưởng thành có chiều dài tới 7m, thậm chí là 10m. Không ít lần cư dân các bộ tộc mổ bụng trăn và lấy được xác người.
