Chú gấu trúc nâu cuối cùng sống qua mùa đông -30 độ
Con gấu trúc nâu duy nhất còn sống trên thế giới phải tự chống chọi với mùa đông khắc nghiệt kéo dài ở Trung Quốc.
Theo International Business Times, dù một số giống gấu trúc lớn có đốm lông màu nâu, Qi Zai là con duy nhất còn sống trên Trái Đất sở hữu bộ lông màu nâu toàn bộ. Con gấu đực 6 tuổi này được chăm sóc ở Cơ sở huấn luyện gấu trúc hoang dã thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Foping ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc trong hai năm qua.
Gấu trúc nâu được phát hiện lần đầu ở núi Tần Lĩnh, Trung Quốc. (Ảnh: CCTV).
Trước đây, nhân viên tại Khu bảo tồn Thiên nhiên cung cấp thức ăn cho Qi Zai để đảm bảo sức khỏe cho nó sống sót qua mùa đông khắc nghiệt. Đây là năm đầu tiên con vật phải tự chống chọi để tồn tại.
Qi Zai ăn 50kg tre, tương đương một người ăn 25kg thịt gà mỗi ngày để đảm bảo đủ năng lượng đương đầu với thời tiết lạnh giá. Tại khu bảo tồn, chỉ có hai ngày trong tháng 1/2016 được ghi nhận với nhiệt độ trên 0 độ C. Dù vậy, theo các nhân viên trong khu bảo tồn, con gấu trúc tỏ ra tràn đầy năng lượng.
Qi Zai phải tự chống chọi với mùa đông xuống đến âm 30 độ C. (Ảnh: CCTV).
Gấu trúc nâu là một loài mới, được phát hiện lần đầu trên dãy núi Tần Lĩnh năm 1985. Các nhà nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 8 con gấu trúc nâu, trong đó Qi Zai là cá thể cuối cùng còn sống.
Cho đến nay, gấu trúc nâu chỉ xuất hiện ở dãy núi Tần Lĩnh. Theo các nhà khoa học, có thể nước và đất ở khu vực này góp phần tạo nên màu lông nâu đặc biệt của chúng.
Khi Qi Zai đến tuổi trưởng thành, các nhà khoa học có kế hoạch cho nó giao phối với một con gấu trúc đen. (Ảnh: CCTV).
"Màu nâu trắng của gấu trúc có thể do di truyền, là kết quả của hai gene lặn, sự kết hợp giữa các gene, hoặc một gene pha loãng", bác sĩ thú y Katherine Feng cho biết. Theo Feng, mẹ của Qi Zai là một con gấu trúc màu đen trắng. Khi Qi Zai đến tuổi trưởng thành, các nhà khoa học dự định cho nó giao phối với một con gấu trúc đen để tìm hiểu thêm về sắc tố lông của nó.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?
Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Khả năng kỳ lạ của mèo
Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.
