Chuẩn bị đi: Siêu trăng tuyết - Mặt trăng to, đẹp và sáng nhất năm sẽ diễn ra ngay đêm nay

Điểm ý nghĩa hơn nữa là hiện tượng này xảy ra trùng với ngày Rằm tháng Giêng.

Với nhiều người thì Tết đã hết, nhưng với cộng đồng thiên văn thì ngày hôm nay họ sẽ vui như Tết. Bởi lẽ ngay đêm nay, chúng ta sẽ được chào đón siêu trăng thứ 2 của năm 2019, cũng là thời điểm trăng to, tròn và sáng rực rỡ nhất trong năm với cái tên "Trăng tuyết".

Năm 2019 có 3 lần trăng tròn lớn hơn và sáng hơn bình thường, được gọi là siêu trăng. Lần đầu diễn ra vào ngày 21/1/2019 (dương lịch), khi đó siêu trăng diễn ra cùng lúc với nguyệt thực toàn phần, là hiện tượng thiên văn thú vị nhưng hiếm gặp. Đáng tiếc Việt Nam không quan sát được.


Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 22h53 phút (giờ Việt Nam).

Lần siêu trăng thứ 2 sẽ diễn ra vào tối ngày 19/2, tức đêm rằm tháng Giêng (âm lịch), còn gọi là Tết Nguyên tiêu, một trong những dịp Tết cổ truyền quan trọng ở Việt Nam với nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh được tổ chức.

Mặt Trăng sẽ đạt cực đại vào lúc 22h53 phút (giờ Việt Nam), khi đó Mặt Trăng sẽ xuất hiện ở phía đối diện với Mặt Trời và bề mặt của nó sẽ phản xạ tối đa ánh sáng Mặt Trời về phía Trái Đất. Quan sát từ Trái Đất, Mặt Trăng sẽ to hơn và sáng hơn những lần trăng tròn khác. Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, đây là sẽ đêm trăng rằm tháng giêng sáng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Chúng ta sẽ được chứng kiến một siêu trăng khác với cái tên mỹ miều hơn: "Siêu trăng tuyết". Sở dĩ có cái tên này là vì siêu trăng xuất hiện trùng với thời điểm tuyết thường rơi nhiều nhất tại Mỹ.

Trong lần siêu trăng này, Mặt trăng chỉ cách Trái đất 583km - gần hơn siêu trăng sói tháng 1 và tháng 3 sắp tới. Hay nói cách khác, đây sẽ là lần siêu trăng to, tròn và sáng rực rỡ nhất trong năm nay.

Theo dự đoán, siêu trăng Tuyết sẽ lớn hơn bình thường khoảng 14%, và sáng hơn 30%. Dù đây là siêu trăng sáng nhất năm, nhưng bạn cũng sẽ phải thật tinh mắt mới nhận ra sự khác biệt giữa những lần siêu trăng còn lại.

Để việc theo dõi được thuận tiện nhất, bạn cần chọn địa điểm thoáng đãng, ít mây, ít ánh sáng. Nơi đẹp nhất để quan sát có lẽ là ở bờ biển, vì bạn sẽ có cơ hội ngắm siêu Trăng đi lên từ đường chân trời.

Lần siêu trăng thứ 3 sẽ diễn ra vào đêm 19/5. Lần siêu trăng này còn được gọi là trăng xanh vì là lần trăng tròn thứ ba trong số bốn lần trăng tròn trong cùng một mùa. Hiện tượng này khá hiếm gặp, vài năm mới xuất hiện một lần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News