Chuẩn bị khám phá "thế giới đã mất"
Các công đoạn kiểm tra cuối cùng đang được triển khai tại Nam cực trước khi giới chuyên gia xúc tiến dự án nghiên cứu vùng hồ cổ đại nằm dưới lớp băng dày.
Hồ Ellsworth nằm bên dưới lớp băng dày ít nhất 3.200m. Với chiều dài 14.000m, bề rộng 3.000m và sâu 160m, khu hồ này bị cô lập và chưa từng được khám phá trong suốt nửa triệu năm qua.
Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm chiết xuất các mẫu nước và trầm tích chưa từng bị nhiễm bẩn bởi tạp chất từ thế giới bên ngoài.
Dự án 8 triệu bảng trên là một phần nỗ lực của nhóm chuyên gia Anh nhằm tìm hiểu giới hạn của sự sống, và đặc biệt trong điều kiện thiếu ánh sáng mặt trời và áp suất cao, có vẻ như họ sẽ tìm thấy được vi khuẩn tại hồ Ellsworth.
Dự án nghiên cứu hồ Ellsworth - (Ảnh: British Antarctic Survey)
BBC dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu là Giáo sư Martin Siegert của Đại học Bristol (Anh), ý tưởng thám hiểm hồ dưới mặt băng trên đã manh nha cách đây 16 năm.
Để triển khai sứ mệnh trên, thách thức đầu tiên là có được thiết bị cần thiết, kế đến là tiệt trùng chúng, và thứ ba là chuyển chúng đến được Nam cực. Và nhóm của Giáo sư Siegert đã hoàn tất mọi bước chuẩn bị.
Một ngọn núi tuyết nhỏ tương đương 270.000 lít nước đã sẵn sàng để nhồi vào nồi đun. Điều quan trọng là nước lấy từ tuyết phải được lọc sạch tạp nhiễm, rồi thanh trùng bằng tia cực tím, trước khi được đun lên nhiệt độ 90 độ C và chuyển vào bộ phận khoan.
Dưới sức nóng của nước, một con đường xuyên băng sẽ dần hình thành.
Dự kiến quá trình “khoan” phải mất 5 ngày mới hoàn tất, và lỗ hổng xuyên băng không được duy trì quá 24 giờ.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
