Chùm ảnh biển lửa tại "thiên đường" Hawaii khiến 270 tòa nhà bị thiêu rụi, 53 người chết

Từ nơi được mệnh danh là "hòn đảo thiên đường", Hawaii giờ đây đã bị thiêu trụi thành đống đổ nát sau trận cháy rừng khủng khiếp.

Bắt đầu từ ngày 8/8, đảo Maui thuộc quần đảo Hawaii (Mỹ) đã phải hứng chịu trận cháy rừng kinh hoàng ngày một lan nhanh vì gió lớn. Suốt 2 ngày qua, lực lượng bảo vệ bờ biển tại khu vực này đã giải cứu được hàng chục người ở thị trấn Lahaina, sau khi họ buộc phải nhảy xuống nước để thoát thân khỏi khói lửa.


Đám cháy lan rộng, bao trùm hòn đảo do ảnh hưởng của gió lớn.

Thị trưởng Maui Richard Bissen Jr. cho biết đã có tới 6 người đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương nặng trong trận tàn phá này. Hiện tại, hơn 2.100 người dân đang sử dụng 5 hầm trú ẩn để tạm thời lánh xa hỏa hoạn. Tuy nhiên, Phó Thống đốc Sylvia Luke cho biết rằng một số nơi trú ẩn hiện đã quá tải.


Video ghi lại đám cháy bùng phát dữ dội tại Hawai. (Nguồn: NYTimes)

Dựa trên hình ảnh và video được đăng tải lên mạng xã hội Twitter, ngọn lửa dữ dội cũng đã thiêu rụi mọi thứ từ nhà cửa, đường sá, công trình công cộng. Ứơc tính, đã có hơn 270 công trình bị hư hại hoặc phá hủy, biến "hòn đảo thiên đường" nổi tiếng thành nơi tro bụi bao trùm tựa như khung cảnh tận thế.


Khung cảnh bên trong đám cháy kinh hoàng


Khó ai có thể tưởng tượng đây là hòn đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng thế giới

"Sự tàn phá hoàn toàn do cháy rừng để lại ở Maui, Hawaï. Thật không ngoa khi nói rằng Lahaina đã bị xóa khỏi bản đồ" - một người đăng tải cảnh quay Maui chìm trong khói lửa với góc nhìn từ trên cao chia sẻ.


Hòn đảo biến thành đống tro tàn đổ nát sau thảm họa

Chia sẻ trên Twitter, thượng nghị sĩ Brian Schatz cho biết: "Thị trấn Lahaina trên Maui gần như bị thiêu rụi hoàn toàn. Lực lượng cứu hỏa vẫn đang cố gắng kiểm soát đám cháy và đội phản ứng nhanh của chúng tôi đang nỗ lực thực hiện công tác tìm kiếm và cứu nạn".

Ngoài ra, Luke cũng nói với CNN rằng hệ thống bệnh viện của Maui "đã quá tải với nhiều bệnh nhân bị bỏng và bị ngạt thở do khói".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh khổng lồ được phát hiện: Con người chưa đủ khả năng khám phá!

Hố xanh Taam Ja' sâu ít nhất 420 m dưới mực nước biển và có thể kết nối với một hệ thống hang động và đường hầm ẩn.

Đăng ngày: 11/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News