Chùm ảnh chim nằm trong sách đỏ ghi nhận ở Hà Nội
Loài chim hiếm gặp, nằm trong sách đỏ xuất hiện mùa di cư từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau, được nhiếp ảnh gia động vật ghi lại.
Chim Đuôi cụt bụng đỏ (tên khoa học Pitta nympha), đẹp và hiếm gặp. Đây là một trong số ít loài chim thuộc họ Đuôi cụt di cư, xuất hiện khu vực ven sông Hồng vào năm 2016.
Còn đây là chim Đớp ruồi rừng ngực nâu (tên khoa học: Rhinomyias brunneatus) xuất hiện tại khu vực bãi giữa sông Hồng, Hà Nội. Loài chim bé nhỏ này thuộc danh sách các loài cần được bảo vệ nghiêm ngặt (cấp sẽ nguy cấp (VU) theo sách đỏ của IUCN).
Thiên đường đuôi phướn Phương Đông, loài chim định cư tại Việt Nam. Sống ở khu vực rừng núi và chỉ xuất hiện ở Hà Nội trong một vài thời điểm trong năm khi môi trường của chúng thay đổi do thời tiết. Trong ảnh là chim trống có phần lông đuôi dài khoảng 36-40cm, gấp hai lần phần thân.
Ở loài chim này, con trống phần lớn có ngoại hình đẹp hơn con mái, chim Thiên đường đuôi phướn Phương Đông cũng không ngoại lệ. Trong ảnh là Thiên đường đuôi phướn mái.
Chim Oanh cổ đỏ (tên khoa học: Luscinia calliope), chụp ở khu vực cánh đồng thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Loài này đến từ phương Bắc. Chúng có thể bay hàng ngàn dặm để tới vùng đất ấm áp ở cận xích đạo, cư trú qua mùa đông để rồi bay ngược về phương Bắc khi thời tiết ấm áp hơn. Ảnh chụp ở khu vực cánh đồng thuộc quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chim Hoét vàng. Loài này thường sinh sống ở các cánh rừng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Chúng thường di chuyển về khu vực đồng bằng, hoặc nơi ấm áp trong mùa đông để tăng cơ hội tìm kiếm thức ăn. Tại Hà Nội, loài này có thể quan sát được ở nhiều nơi trong vào những tháng mùa đông cuối năm.
Hoét đá họng trắng thuộc loài chim di cư hiếm gặp tại Hà Nội. Trên bản đồ phân bố trong mùa di cư, loài này ghi nhận được ở nhiều địa điểm khác nhau, nhưng việc tìm kiếm và quan sát tại Hà Nội khó khăn do xuất hiện đơn lẻ, đôi khi chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tiếp tục di chuyển tới các khu vực khác. Trong ảnh là chim Hoét đá trống, ghi nhận được tại Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Chim Đuôi đỏ Daurian, lẩn trong bụi cây ở khu vực canh tác nông nghiệp ở Thanh Trì, Hà Nội. Loài này thường chỉ thấy trong mùa di cư, từ khoảng tháng 11 tới tháng 2 hàng năm. Tại Hà Nội số lượng chim mái xuất hiện nhiều hơn chim trống.
- 7 điểm khác biệt của loài người 150 năm trước và bây giờ: Khi sự tiến hóa chưa bao giờ dừng lại
- Tại sao vỏ đạn thường làm bằng đồng chứ không phải thép hay, nhôm, chì?
- 5 sự thật phổ biến về các thiên tài đỉnh cao trong lịch sử, hóa ra ai cũng nhầm